I update my dribbble more frequently. Please go there to see more.

Bạn đang  đọc các blog của mình.  English version is on Medium
  • grid-interface
  • bullet-list

Working.

May 24, 2021 - 13 phút đọc

Viết là để trải nghiệm cuộc đời thêm lần nữa

Bạn có thể nghĩ viết dành cho mấy người giỏi văn, thạo ngôn ngữ và có khiếu kể chuyện. Cho rằng họ sinh ra với tài năng thiên bẩm phù hợp vì thế sẽ viết rất tốt. Thực tế thì năng khiếu là cần thiết để bạn đạt tới đỉnh cao của thứ gì đó, nhưng nếu bạn không có mục tiêu sẽ kiếm sống bằng nghề nhà văn hay sẽ phát hành của những cuốn sách để đời. Thì bạn hãy thử trải nghiệm phát triển kỹ năng viết.

Lúc nhỏ cấp 1, mình học dở nhất là môn chính tả. Hồi đó mẹ đi học ở Hà Nội mấy tháng mới về, lâu mới có dịp ngủ chung với nhau – tự nhiên mẹ hỏi hôm nay đi học được mấy điểm, mình trả lời dõng dạc 2 điểm – kết quả là người mất ngủ, người khóc nhè.

Môn chính tả thật sự từng là cơn ác mộng, mình từng nghĩ có thể là do không có ai kèm cặp tập viết cho mình, thành ra cứ bị sai hoài mấy từ khó. Mãi cho tới khi lên cấp 2 – cấp 3, môn chính tả không còn nữa, tập làm văn thì không quá chú ý tới lỗi chính tả nên điểm số mới cải thiện hơn.

Trong câu chuyện lần này, mình sẽ chia sẻ lại hành trình với Viết, những lợi ích nhận được và phương pháp của bản thân. Vì mình tin Viết là một loại kỹ năng mà ai cũng nên thử trải nghiệm cho biết.

Minh họa bởi: Storytale

1. Các mốc phát triển với Viết

Mốc 1 – Bắt đầu rồi bỏ cuộc – Tháng 4/2015

Mình bắt đầu viết để chia sẻ lần đầu tiên là ngày 22/4/2015, 4h sáng làm việc xong thì câu quote mình dùng trong thiết kế là “Every mountain top is within reach if you just keep climbing”. Đây là bài viết về sự “chịu đựng” trong Đam mê, viết được thêm khoảng vài bài thì sau đó nghỉ viết, mà lý do thì rất là củ chuối “sợ thị phi dèm pha”.

Mốc 2 – Bắt đầu một lần nữa – Tháng 4/2019

4 năm sau đó, hoàn thành 42KM marathon ở Hậu Giang đã đọng lại cho mình nhiều suy nghĩ, muốn viết nó ra. Vô tình sao, ngày đăng cũng là vào 22/4/2019 “Nếu sợ cô đơn hãy chạy bộ”

Mốc 3 – Dừng viết cho mình đọc – Tháng 3/2020

Mình thôi nghĩ viết là chỉ mang lại value cho bản thân, mà còn phải tìm cách truyền tải ý đồ thật hiệu quả để có value cho cả người đọc. Kết thúc từ bài viết này “Những nguyên mẫu đang khiến ta tồi tệ đi”

Mốc 4 – Có blog cá nhân – Tháng 6/2020

Đã có một nơi lưu trữ lại những bài viết tốt hơn, và cũng có chỗ cho mọi người sửa lỗi chính tả – mình sai chính tả một cách chính thức. https://hoang.moe/writing/

Mốc 5 – Bắt đầu đăng trên Medium – Tháng 8/2020

Bất cứ ai cũng có thể đăng bài trên Medium, nhưng để có thể trở thành Writer được trả tiền cho bài viết, bạn buộc phải đạt được vài tiêu chí của họ. Chưa dừng lại ở đó, thời gian đầu chưa có người đọc theo dõi, mình còn phải tìm cách đăng trên các Publications, lúc này sẽ phải chịu thêm một lớp tiêu chí duyệt bài khác của họ. Profile của mình: https://hoangstories.medium.com/

Bài đầu tiên là “5 cấp độ sáng tạo” đã bị reject từ 6-7 lần trên các publication lớn. Mình phải gửi email tới nhiều nơi để hỏi thêm phản hồi làm sao giúp cho bài viết tốt hơn. Cuối cùng, pub Sketch App đã chịu đăng bài của mình vì lý do “Bạn ấy là fan hâm mộ thiết kế bí mật của mình từ 2015″… Lúc này, niềm tin với Viết của mình lại bị bẻ gãy. Nhưng đây không phải là lần đầu, thế là cứ tiếp tục lì lợm viết bài mới – hỏi feedback – đăng pub – bị reject – thử tiếp.

Mốc 6 – Top writer và phần thưởng $500 của Medium – Tháng 3/2021

Medium đã cho mình danh hiệu top writer trong 2 danh mục là: Creativity, Design và thưởng $500 (chỉ dành cho top 1000 writer có những bài viết giá trị cho cộng đồng).

Có thể nó bình thường với mọi người, nhưng với mình là loại nguyên liệu cần thiết để “Giữ cho ngọn lửa bên trong luôn ấm áp”

Mốc 7 – Nghiêm túc hơn với blog cá nhân @hoangthoughts – 11/11/2022

2. Những lợi ích Viết mang lại

Lưu giữ suy nghĩ tốt hơn – Vì chúng ta khó mà nhớ hết được thứ ta suy nghĩ, nói chuyện, tiếp nhận từ người khác hàng ngày. Viết là hình thức hiệu quả lưu lại và giúp mình ghi nhớ mọi thứ tốt hơn.

Tăng khả năng thuyết phục người khác – Viết là thuyết phục người khác bằng từ ngữ. Nó khác với ngôn từ vì mình có đủ thời gian để suy nghĩ, để viết lại. Viết sẽ giúp mình có sự chuẩn bị tốt hơn, mài dũa khả năng sắp xếp từ ngữ, câu cú chắc chắn để khi nói, có tự tin và tăng khả năng thuyết phục người nghe.

Hiểu bản thân hơn – Không có gì giúp mình hiểu bản thân hơn bằng cách đưa những suy nghĩ bản thân thành lời nói trong đầu rồi viết xuống. Cứ như vậy khi viết mình thấy đc suy nghĩ của bản thân về thứ đang viết rõ ràng và “đọc được”.

Ra quyết định tốt hơn – Chúng ta ra quyết định dựa trên nhận định thế giới quan của mình cho việc đó. Nhưng khi ai đó hỏi “Tại sao mình làm vậy”, ta lại thường không thể trả lời. Bởi vì như đã nói, não bộ chúng ta không giỏi trong việc ghi nhớ, ta quên mất lý do vì sao mình lại nhận định như vậy. Viết xuống những suy nghĩ của bản thân sẽ giúp mình có nhiều thông tin để có thể ra quyết định tốt hơn.

Hệ thống lại kiến thức – Mình là Design Coach ở GEEK Up, bên cạnh việc bảo đảm chất lượng sản phẩm luôn ở mức tốt nhất, mình còn phải hệ thống lại những kinh nghiệm công việc của mình và team sau khi trải qua những dự án để có thể sử dụng nó hiệu quả về sau. Tăng khả năng viết, cũng là tăng khả năng kiến thức được truyền tải tốt hơn.

Sẽ có ngày hái quả – Bất cứ việc gì chúng ta làm, thời gian đầu sẽ không thấy được giá trị ngay lập tức. Nhưng sẽ có một ngày, nó sẽ thành quả ngọt chẳng hạn như nếu trước đây mình không tập trung phát triển thiết kế, có lẽ tới giờ mình vẫn chưa thể đăng được bài nào trên Medium.

3. Làm thế nào để Viết

Phần lớn chúng ta khó khăn lớn nhất để Viết là không biết phải viết gì. Kiểu viết xong được vài bài là thấy hết ý tưởng để viết tiếp, dần dần bỏ luôn ý định duy trì việc Viết. Hãy thử phương pháp này gồm 3 phần: Thu thập dữ liệu – Ngồi xuống viết – Tự hỏi những câu hỏi.

Thu thập dữ liệu:

  • Từ ký ức của bản thân: thử nhớ lại những năm tháng thú vị, ấn tượng trong cuộc đời. Những kỷ niệm, mốc đáng nhớ nào từng xảy ra và viết chúng xuống.
  • Từ câu chuyện của người khác: thử thực sự lắng nghe và đặt thêm những câu hỏi gợi mở để khai thác thêm những câu chuyện được nghe. Không những giúp mình có thêm ý tưởng để viết, mà còn cải thiện mối quan hệ với họ.
  • Đọc sách, báo, bài viết khác: khi đọc hãy ghi lại câu trích dẫn, ý tưởng thú vị bằng cách highlight và note vào đâu đó.
  • Theo dõi những diễn biến thú vị hàng ngày: mọi thứ diễn ra xung quanh mình đều có thể trở thành nguyên liệu cho việc viết.

Ngồi xuống viết:

  • Thật tốn công thu thập nếu không ngồi xuống viết.
  • Chọn chủ đề, viết outlines các ý rồi mới viết chi tiết.
  • Đôi khi không viết được outlines thì cứ viết rồi để cho mạch suy nghĩ của bạn dẫn dắt.
  • Sau một thời gian chọn lọc giọng văn phù hợp với cách viết.
  • Viết xong hết rồi mới đọc lại, và đừng quên đọc lại nhiều lần để hỏi những câu hỏi sau

Tự hỏi những câu hỏi:

  • Mình đang muốn nói về điều gì?
  • Những từ nào có thể diễn đạt được nó?
  • Hình ảnh hoặc câu quote nào có thể giúp làm nó rõ ràng hơn?
  • Hình ảnh có đủ tốt để truyền tải tốt hơn không?
  • Mình có thể viết lại đoạn này ngắn hơn được không?
  • Mình có lỡ nói cái gì đó tiêu cực, mà có thể ko cần hay không?

Trả lời chúng sẽ giúp bạn biết cần phải chỉnh sửa lại bài viết như thế nào. Cuối cùng thì có thể thêm một vài tương tác thú vị với người đọc, như mình hay sai lỗi chính tả vậy.

4. Tips của mình

Đây sẽ là 1 vài tips mà mình đang sử dụng hiệu quả, hy vọng chúng đáng để mọi người tham khảo:

Chọn cấu trúc dễ viết để bắt đầu, thường chia làm 3 phần:

  • Setup: Lý do vì sao mình quyết định viết về topic đó
  • Raising Action: những action nên làm, hoặc lẽ ra nên làm
  • Hoặc Descending Action: những action không nên làm, hoặc có thể chưa làm được
  • End: Kết thúc thường bỏ ngõ cho những khả năng khác.

Tương ứng sẽ có những hướng như:

  • The Problem — Why It Happens — The Solution
  • The Issue — The Research — The Findings
  • The Ambition — The Challenges — The Solution

Hình thành những thói quen như:

  • Luôn note draft idea bất cứ khi nào nó xuất hiện. Tiện nhất là note trong điện thoại, Notion như mình.
  • Tập thói quen viết theo thời gian, số lượng như: 1 tuần 1 bài, 1 ngày 15 phút.
  • Những bài viết được triển khai hay thường được nghĩ ra lúc mình tập thể dục.
  • Viết như đang nói, nghĩa là đọc nó phải thật tự nhiên và trôi chảy.
  • Tự tin xóa đi viết lại nếu bạn cảm giác đoạn văn đang bị lang mang.
  • Khi viết xong, hãy đi ngủ (vì mình thường viết tối khuya). Chờ một thời gian sau khi viết mới đọc lại, sẽ thấy vô số lỗi lang mang trước đó không để ý.
  • Hãy viết, chỉ khi bạn muốn.

Cảm ơn những bạn vẫn thường sửa lỗi sai chính tả, cảm ơn những người rảnh rỗi vẫn thường đọc những thứ mình viết.

đọc thấy hay? share ngay cho bạn bè cùng đọc

Nhận 5 bài viết hot nhất về Sáng tạo và Tư duy.

    và nhận thông báo khi có bài viết mới.

    Tiếp tục đọc

    Working

    January 22, 2024 - 15 phút đọc

    10 Mặt trái của việc phát triển thương hiệu cá nhân

    close-sound-svg
    heart-svg
    hand-svg
    eye-svg
    hit-left-svg
    hand.svg hand.svg
    oval-default oval-designing oval-writing
    loading

    to tell you a better story.
    I prefer you visit my site on
    the desktop.

    music brings emotion
    so turn it on for your best
    experience.

    having a great idea to share?

    or want to have a cup of coffee and chit chat, just drop me a message.

    drop me a message to

    I use cookies to ensure that I give you the best experience on my website. If you continue to use this site I will assume that you are happy with it.