I update my dribbble more frequently. Please go there to see more.

Bạn đang  đọc các blog của mình.  English version is on Medium
  • grid-interface
  • bullet-list

Designing.

January 06, 2021 - 11 phút đọc

Các cấp độ của User Interface Designer

Bài viết này nhận quảng cáo tuyển dụng ở cuối bài.

User Interface là khái niệm nhắc tới giao diện người dùng, phần hình ảnh thể hiện của sản phẩm số mà người dùng có thể tương tác được.

User Interface Designer (UI Designer) là người sẽ thông qua quy trình thiết kế (Design process) tạo ra giao diện cho ứng dụng, trang web hoặc phần mềm máy tính. Tập trung nhiều vào tính thẫm mỹ và dễ hiểu của hình ảnh.

Để có thể thiết kế ra 1 sản phẩm hoàn chỉnh, UI Designer còn cần phải phối hợp với UX Designer. Nhưng do tính chất công việc của 2 vị trí này khá khác nhau, nên trong bài viết này mình sẽ chỉ chia sẻ những kiến thức xoay quanh UI Designer, hy vọng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho các bạn đang quan tâm tới ngành này.

Trước tiên, sẽ là lợi thế cực kỳ lớn cho những bạn có xuất phát điểm là Graphic Designer khi muốn trở thành UI Designer. Do cùng mối quan tâm chính là yếu tố đồ họa và thẫm mỹ, nên 2 lĩnh vực này có thể sử dụng chung những kiến thức nền tảng vào công việc.

Tuy nhiên, hơn 9 năm qua Hoàng cũng đã thấy rất nhiều bạn từ ngành khác đột ngột chuyển hướng và gặt hái những thành công nhất định. Vì thế, nếu bạn đã tìm hiểu đủ và cảm thấy thật sự thích thú với công việc này, thì hãy tự tin cùng nỗ lực theo đuổi nó tới cùng nhé.

Tương đồng với các cấp độ sáng tạo, người làm thiết kế UI cũng có những cấp độ khác nhau.

Minh họa bởi: https://www.behance.net/zinkase

Cấp độ 0: Người bắt đầu (The Beginner)

Với cấp độ này, khó khăn lớn nhất có lẽ là tiếng Anh – vì toàn bộ kiến thức của ngành này hiện tại chủ yếu là tiếng Anh nặng tính chuyên môn.

Hãy sục sạo internet, để tìm kiếm và đọc các khái niệm cốt lõi về UI Design như:

  • What is User Interface
  • Types of User Interface
  • User Interface Elements
  • The components of UI: Color, Grid Systems, Composition & Balance, Typography, Contrast, Consistency
  • Basic principle of UI: Clear, Intuitive, Structured, Responsive, Consistent, Flexible
  • Usability Design Pattern
  • UI Design Process

Nếu bạn đến từ những ngành khác, hãy tìm hiểu thêm:

  • Basic Principles Graphic Design
  • 20 most Important Design Principle

Học cách sử dụng các công cụ chuyên dụng cho thiết kế:

Ở cấp độ này, điều quan trọng bạn cần biết đó là “What – Cái gì” của từng kiến thức kể trên, bạn không cần phải hiểu tất cả, nhưng phải biết được có những gì – và những cái đó là gì.

Cấp độ 1: Tập sự (The Novice) – Copy

Lý thuyết cần đi đôi với thực hành thì mới hiệu quả, bạn không cần thiết phải biết hết toàn bộ các kiến thức đã kể ở cấp độ 0 thì mới bắt đầu thực hành.

Hãy ngồi xuống, làm ngay những thứ vừa mới đọc được. Bắt đầu bằng cách copy từ những Design có sẵn ở trên mạng.

Mình đã từng tập luyện bắt cách download những file thiết kế có sẵn từ những người đi trước, mở chúng ra xem kỹ khoảng cách, kích thước, màu sắc,… của từng thành phần trong đó.

Bạn có thể follow và học theo các Designer nổi tiếng trên:

Download các file thiết kế tại:

Ban đầu, hãy copy theo từng màn hình để tập cảm được bố cục, khoảng cách, sau 1 thời gian hãy copy theo từng flow chức năng. Điều quan trọng ở cấp độ này là cần hiểu được “How – Làm thế nào”.

Tips: sau mỗi lần copy, hãy note lại ở đâu đó 5 thứ bạn nghĩ Design đó đẹp – 5 thứ còn chưa đẹp. Sau một thời gian, bạn sẽ có 1 danh sách kha khá những gạch đầu dòng để tham khảo cho bản thân.

Rào cản lớn nhất ở cấp độ này có lẽ là “mau chán”, mình hiểu việc copy lại công việc người khác sẽ rất chán. Nhưng bất kỳ công việc nào cũng vậy, mới bắt đầu người ta sẽ phải làm đi làm lại rất nhiều lần 1 việc gì đó. Mình thích câu nói này của Lý Tiểu Long:

Tôi không sợ những kẻ biết 10.000 kiểu đá khác nhau, tôi chỉ sợ những người luyện 10.000 lần một cú đá.

- Bruce Lee

Vì thế, phải cần niềm đam mê thật sự và rất nhiều nỗ lực để bạn có thể đi tiếp.

Tuyệt đối đừng bao giờ lấy kết quả của quá trình này để đưa vào Portfolio, hoặc tự nhận là sản phẩm của bản thân. Hậu quả của nó sẽ cực kỳ tai hại cho sự nghiệp sau này của các bạn.

Cấp độ 2: Người học việc (The Apprentice) – Copy + Modify

Đây sẽ là thời điểm phù hợp để bạn tìm cho mình Mentor, 1 Designer có kinh nghiệm hơn cho việc định hướng phát triển.

Lên tới cấp độ này, để có thể “Chỉnh sửa” thiết kế cho phù hợp với ngữ cảnh sử dụng bạn cần phải hiểu thêm “Why – Vì sao” và “When – Khi nào”.

Bằng cách đọc xem những công ty công nghệ lớn hiện nay đang áp dụng từng loại thiết kế lên sản phẩm của họ ra sao, phổ biến có:

Cái đẹp lúc này không còn dừng ở khiếu thẩm mỹ của Designer, mà nó còn phải phù hợp với tâm lý người dùng.

Quan trọng là hãy luôn đưa ra nhiều hơn 1 phương án thiết kế, đi kèm với Pros và Cons (điểm mạnh – điểm yếu) của chúng. Đây cũng là lý do vì sao chúng ta cần Mentor, họ sẽ dựa vào kinh nghiệm để đưa ra những lời khuyên và nhận xét cho từng phương án. Thông qua đó, ta bắt đầu có được những kinh nghiệm của riêng mình.

Một cách khác để có được kinh nghiệm thực tế là từ Case Study, bạn có tìm thấy ở:

Khó khăn: việc chọn lọc loại kiến thức để tiếp thu ở giai đoạn này bắt đầu dần quan trọng hơn. Tư duy của bạn đang dần chuyển từ “cái gì cũng đúng” sang “cái đúng cái sai”, vì thế nếu vô tình hấp thu những cái sai ở giai đoạn này, sẽ làm bạn bắt đầu có định kiến mỏ neo. Việc này gây cản trở cho thái độ tiếp nhận góp ý và thay đổi niềm tin sau này.

Ở cấp độ này, bạn đã có thể bắt đầu kiếm tiền nhưng phần lớn công việc vẫn đang là sao chép, vì thế hãy có mức giá hợp lý hoặc mức lương vừa phải.

Tips: hãy ưu tiên tìm kiếm những môi trường phù hợp để phát triển sự nghiệp với các yếu tố:

  • Có các dự án đủ challenge
  • Có Mentor nhiều kinh nghiệm hướng dẫn
  • Có sẵn các kiến thức đã được kiểm chứng qua thực tế

Và bắt đầu quan tâm tới những kỹ năng ngoài chuyên môn (Non-Expertise Skills)

Cấp độ 3: Người cộng tác (The Associate) – Copy + Modify + Improvement

Lên tới cấp độ này, bạn sẽ cần nhiều thứ hơn là kỹ năng chuyên môn. Mình sẽ dành một bài viết riêng cho nó, hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích cho mình.

Hiện tại, do đã hệ thống được kiến thức của Product Design tương đối đầy đủ, nên mình đang mong muốn mở rộng team Design mà không có quá nhiều yêu cầu đặc biệt về chuyên môn. Chỉ cần bạn là The Beginner trở lên với chất GEEK:

  • Có thích thú thật sự với việc tạo ra các Digital Product hoàn thiện, tạo giá trị cho Business và User. Hoàn thiện ở đây không dừng lại UX, UI mà là một Product đang vận hành.
  • Quan tâm tới con người, hay ít nhất là quan tâm tới trải nghiệm của người sẽ sử dụng sản phẩm mình làm ra.
  • Kiên cường một cách lỳ lợm với mục tiêu của bản thân.
  • Có khả năng biến mong muốn bản thân giỏi lên thành hành động, thay vì lời nói.
  • Cẩn thận để tránh cái sai, khi sai đủ dũng cảm để thừa nhận, và thông thái để sửa sai, mà không lặp lại.
  • Hiểu được sự khó khăn của thế giới này, để biết được mức độ quan trọng của Team work.
  • Có khiếu thẩm mỹ là một lợi thế.
  • Cuối cùng, phải biết cách tự chăm sóc tốt bản thân.

Nếu bạn nghĩ mình hoặc bạn bè người thân của mình phù hợp, chia sẽ ngay và apply về:

Hẹn gặp bạn, trong thời gian sớm nhất!

đọc thấy hay? share ngay cho bạn bè cùng đọc

Nhận 5 bài viết hot nhất về Sáng tạo và Tư duy.

    và nhận thông báo khi có bài viết mới.

    Tiếp tục đọc

    Working

    January 22, 2024 - 15 phút đọc

    10 Mặt trái của việc phát triển thương hiệu cá nhân

    close-sound-svg
    heart-svg
    hand-svg
    eye-svg
    hit-left-svg
    hand.svg hand.svg
    oval-default oval-designing oval-writing
    loading

    to tell you a better story.
    I prefer you visit my site on
    the desktop.

    music brings emotion
    so turn it on for your best
    experience.

    having a great idea to share?

    or want to have a cup of coffee and chit chat, just drop me a message.

    drop me a message to

    I use cookies to ensure that I give you the best experience on my website. If you continue to use this site I will assume that you are happy with it.