I update my dribbble more frequently. Please go there to see more.

Bạn đang  đọc các blog của mình.  English version is on Medium
  • grid-interface
  • bullet-list

Designing, Working.

July 08, 2020 - 5 phút đọc

5 cấp độ của sáng tạo

Bài viết này có thể sẽ đem đến bạn một góc nhìn mới về sự sáng tạo, và tìm được cấp độ của mình.

Sáng tạo là gì?

Đây là một câu hỏi khó cho những người đang làm việc trong các ngành liên quan tới sáng tạo. Nếu Google câu hỏi này, bạn sẽ tìm được vô vàn câu trả lời khác nhau chẳng hạn như:

  • Sáng tạo là tạo ra một điều gì đó mới
  • Sáng tạo là kết nối nhiều thứ lại với nhau
  • Sáng tạo là nghĩ ra 1 ý tưởng hoặc sản phẩm mới

Mình lại thích nhất định nghĩa dưới đây:

Sáng tạo là một hành động biến những ý tưởng mới và hữu ích trở thành hiện thực. Sáng tạo bao gồm 2 quá trình: suy nghĩ rồi thực hiện.

- St.

Điều này có nghĩa là nếu bạn có một ý tưởng táo bạo, nhưng vì lý do nào đó lại không thể thực hiện được thì quả là đáng tiếc.

If you have ideas but don’t act on them, you are imaginative but not creative.

- Linda Naiman

Như vậy, sáng tạo không chỉ xoay quanh việc nghĩ ra ý tưởng, mà còn là việc chúng ta sẽ làm gì để biến nó thành hiện thực. Với góc nhìn cá nhân, mình nghĩ có tổng cộng 5 cấp độ của sự sáng tạo:

Cấp 1: Copy

5-cap-do-cua-sang-tao-cap-1-copy

Việc chúng ta vẽ lại một bức tranh, chép lại thiết kế của một designer khác cũng là một cách để sáng tạo. Tuy nhiên, đây là sáng tạo ở cấp độ thấp nhất, chỉ vì mục đích tập luyện. Chúng ta không nên dùng kết quả ở cấp độ này để kiếm tiền, hay tự nhận phần ý tưởng là của mình.

Cấp 2: Copy + Modify

cap-do-2-sang-tao-copy-and-modify

Để cải thiện kỹ năng, việc chúng ta cần làm không chỉ là sao chép đơn thuần nữa, mà còn phải chỉnh sửa lại để phù hợp với ngữ cảnh sử dụng. Điều này nghĩa là chúng ta bắt đầu đưa những suy nghĩ bản thân vào việc tạo ra sản phẩm. Ở cấp độ này, sản phẩm đã bắt đầu có thể dùng để kiếm tiền, nhưng phần lớn công việc vẫn đang là sao chép, vì thế cần phải được định giá hợp lý.

Cấp 3: Copy + Modify + Improvement

cap-3-copy-modify-improvement

Đây chính là lúc designer trưởng thành trong sự nghiệp. Mọi sản phẩm đều phải đặt trong hoàn cảnh mà nó được ứng dụng, designer còn phải tìm cách để cải tiến những ý tưởng đó trở nên tốt hơn.

Ví dụ ở cấp độ này, mình muốn sử dụng thiết kế của Aaron Iker.

Lấy cảm hứng từ thiết kế của mình, Aaron đã làm rất tốt việc sửa đổi và cải tiến nó. Thiết kế của anh ấy đơn giản và dễ triển khai thành sản phẩm hơn, khi đã giảm bớt các hiệu ứng chuyển động không cần thiết mà trên thực tế người dùng có thể không nhận ra.

Thiết kế ban đầu của mình.

Đạt được cấp độ này, bạn đã có thể được gọi là senior designer.

Cấp 4: Trend Maker

cap-4-trend-maker

Là người có thể tạo ra xu hướng, kỹ năng chuyên môn của bạn phải ở một cấp độ rất cao. Mỗi ý tưởng khi vào tay bạn đều được thực hiện một cách độc đáo, mang dấu ấn cá nhân. Và đặc biệt, nó phải đẹp dưới góc nhìn của phần lớn người khác. Khi đó sản phẩm của bạn đã tạo ra một “trend” mới để những designer khác được truyền cảm hứng, hoặc được khách hàng của họ yêu cầu làm sản phẩm tương tự vậy.

Rất ít người có thể đạt được cấp độ này, họ những người sinh ra có khả năng trời phú và nghiêm túc mài dũa những kỹ năng này qua năm tháng. Là người hâm mộ các sản phẩm của Apple và mình nghĩ Jony Ive sẽ là một ví dụ tuyệt vời cho một designer ở cấp độ này.

Thiết kế của điện thoại đã bị ảnh hưởng rất nhiều sau khi iPhone xuất hiện| Nguồn: Saim_Ray010 – reddit

Cấp 5: System Maker

cap-5-system-maker

Đây là cấp độ “thần thánh”, những người ở cấp độ này là những người tiên phong tạo ra những “giới hạn sáng tạo” và “phong cách định hình”. Là nền tảng cho sự sáng tạo của người khác.

Trong hội hoạ ta có những trường phái nghệ thuật: ấn tượng, dã thú, lập thể, siêu thực,… trong công nghệ ta có “Human Interface Design – iOs” hay “Google Material Design – Android”.

Dù người thiết kế sản phẩm có theo phong cách nào thì ít nhiều vẫn phải tuân thủ theo các quy tắc của 2 nền tảng ứng dụng này. Để ví dụ cho cấp độ này, không ai phù hợp hơn là huyền thoại Steve Jobs.

Đây là 5 cấp độ sáng tạo đến từ những kinh nghiệm và suy nghĩ của mình. Hy vọng rằng việc hiểu được các cấp độ sáng tạo sẽ giúp bạn xác định được chất lượng tác phẩm và biết mình sẽ tập trung phát triển như thế nào.

đọc thấy hay? share ngay cho bạn bè cùng đọc

Nhận 5 bài viết hot nhất về Sáng tạo và Tư duy.

    và nhận thông báo khi có bài viết mới.

    Tiếp tục đọc

    Working

    January 22, 2024 - 15 phút đọc

    10 Mặt trái của việc phát triển thương hiệu cá nhân

    close-sound-svg
    heart-svg
    hand-svg
    eye-svg
    hit-left-svg
    hand.svg hand.svg
    oval-default oval-designing oval-writing
    loading

    to tell you a better story.
    I prefer you visit my site on
    the desktop.

    music brings emotion
    so turn it on for your best
    experience.

    having a great idea to share?

    or want to have a cup of coffee and chit chat, just drop me a message.

    drop me a message to

    I use cookies to ensure that I give you the best experience on my website. If you continue to use this site I will assume that you are happy with it.