to tell you a better story.
I prefer you visit
my site on
the desktop.
Các cấp độ của User Experience Designer
User Experience là tất cả các khía cạnh của một người dùng khi sử dụng, tương tác với một công ty, dịch vụ hay sản phẩm của nó.
User Experience Designer (UX Designer) là người sẽ thông qua quy trình thiết kế (Design process) tạo ra các sản phẩm cung cấp trải nghiệm có ý nghĩa và phù hợp với người dùng.
Nếu là người mới, bạn có thể sẽ hoang mang với các khái niệm: Brand Experience, Customer Experience, User Experience. Hay thậm chí, nếu research thêm sẽ thấy còn có cả: Employee Experience.
Trong đó 2 khái niệm dễ nhầm lẫn nhất là Customer Experience (CX) và User Experience (UX), mình đã từng nêu ra sự khác biệt giữa CX và UX ở 1 workshop trong chuỗi “Digital in Action” trước đây tại GEEK Up. Trên mạng cũng có nhiều bài viết chỉ ra sự khác biết giữa chúng, trong bài viết này chúng ta cùng hiểu với nhau về khái niệm UX là:
User Experience là tất cả các khía cạnh của một người dùng với một công ty, dịch vụ, hay sản phẩm trên môi trường kỹ thuật số.
Xin nhấn mạnh thêm môi trường kỹ thuật số, vì kể từ khi máy tính hoặc các thiết bị thông minh kết nối internet trở thành hình thức tương tác chính, thì thuật ngữ UX cũng bắt đầu được sử dụng phổ biến hơn.
Quay trở lại việc để tạo ra trải nghiệm tốt cho sản phẩm, nó đòi hỏi rất nhiều khía cạnh khác nhau kết hợp lại, bao gồm Business, User và Technology. Chính vì thế, tuy được gọi UX Designer nhưng họ không toàn quyền tác động lên toàn bộ trải nghiệm của sản phẩm.
Lý do là…
Đọc thêm:
Minh họa bởi: https://www.behance.net/zinkase
Các nguyên tố tạo ra UX
Các bạn có thể search keyword “Elements of User Experience” sẽ có nhiều cách tổng hợp khác nhau:
- 5 Elements: Strategy, Scope, Structure, Skeleton, Surface.
- 7 Factors: Valuable, Useful, Usable, Findable, Credible, Desirable, Accessible.
Sau nhiều năm đi làm, cá nhân mình nhận ra cách tổng hợp bên dưới lại có vẻ dễ hiểu và rõ ràng hơn đối với mình. Cũng đã sử dụng được 1 thời gian tại GEEK Up cho Chapter Product Design.
Điều này không có nghĩa là những kiến thức khác sai, hay kiến thức mình sắp chia sẻ đúng đắn hơn. Chỉ đơn giản cung cấp thêm 1 góc nhìn khác, hy vọng mấy anh em trong ngành cùng chia sẻ thêm để chúng ta có những góc nhìn đa dạng.
Có 4 nguyên tố chính tạo ra User Experience, cùng với mức độ quan trọng của chúng:
- Value – Giá trị – 50%: tạo ra giá trị cho doanh nghiệp tạo ra và cho những người sử dụng hoặc mua sản phẩm.Một ứng dụng phải có lượng người dùng ổn định cùng với mô hình tạo lợi nhuận thì mới giúp doanh nghiệp lớn mạnh. Đồng thời lợi ích người dùng nhận được phải nhiều hơn chi phí (thời gian, tiền bạc, công sức) họ bỏ ra.
- Usability – Tính tiện dụng – 35%: người dùng có dễ dàng sử dụng, hoàn thành công việc họ cần khi sử dụng sản phẩm hay không? Tính dễ sử dụng thường được đánh giá bởi yếu tố định lượng như: số lượng màn hình, số lần bấm vào màn hình nhiều hay ít. Tuy nhiên, tính dễ dùng còn cần thêm các yếu tố định tính khác như: độ hài lòng, cảm giác,..
- Adoptability – Tính dễ tiếp cận – 15%: sản phẩm có dễ dàng để bắt đầu tiếp cận, hoặc sử dụng hay không? Hơi khác với tính tiện dụng, tính dễ tiếp cận thể hiện thông qua việc người dùng mất bao nhiêu thời gian để hiểu được cách sử dụng, hoặc chi phí bỏ ra ban đầu có nhiều không. Dễ thấy nhất là chức năng Free trail, hoặc miễn phí những tháng đầu tiên.
- Desirability – Tính mong muốn – 10%: trải nghiệm của sản phẩm có thú vị và hấp dẫn hay không?Mình đã lưỡng lự rất nhiều khi xếp yếu tố này mức độ quan trọng 10%, tuy nhiên mình đã thấy được rất nhiều sản phẩm vì quá chú trọng yếu tố cuối này mà dẫn tới không thể ra mắt được sản phẩm. Có thể nói, sản phẩm khi còn chưa hình thành hãy chú trọng tập trung vào 3 yếu tố đầu tiên. Chỉ khi nó được sử dụng thực sự bởi những người dùng cuối, tiếp nhận feedback và đo lường được tính hiệu quả thì lúc đó mới bắt đầu tới giai đoạn cho 10% cuối này.Ở thời điểm này, việc tạo ra 1 working product (sản phẩm chạy được) rất dễ, nhưng thực sự tạo ra impactful product (sản phẩm có giá trị) thì không thể thiếu bất kỳ yếu tố nào ở trên. Tới cuối cùng, để có cạnh tranh với đối thủ thì Desirability sẽ tạo ra sự khác biệt rõ ràng.
Để đạt được Usability và Adoptability, UX Designer cần trang bị kiến thức về Human’s Psychology, Design Principles và Design Pattern để hiểu về hành vi của người dùng và tìm ra giải pháp thiết kế phù hợp. Quá trình này thường được gọi là Usability Design.
Để đạt được Value và Desirability, UX Designer cần phối hợp với những chuyên môn khác như Business, Front End, Back End, Marketing, Operations,… để hiểu được mục tiêu sản phẩm và hiện thực hóa sản phẩm.
Usability và Desirability đòi hỏi không chỉ trải nghiệm trực tiếp từ sản phẩm, mà còn những dịch vụ đi kèm, các touch point (điểm chạm) từ offline tới online đều hoàn chỉnh. Gọi là xây dựng trải nghiệm khách hàng.
Adoptability và Value sẽ xuất phát từ chiến lược kinh doanh, một chiến lược hợp lý sẽ giúp sản phẩm dễ tới tay người dùng, và từ đó tạo ra giá trị cho cả 2 bên.
Có thể thấy để tạo ra User Experience cần công việc của rất nhiều chuyên môn. UX Designer chỉ đóng 1 vai trò trong cả quá trình đó, nhưng quan trọng không kém đó làm đảm nhận chính 2 khía cạnh Usability và Adoptability, dưới đây là các cấp độ…
Cấp độ 0: Người bắt đầu (The Beginner)
Giống với UI Designer ở cấp độ này, khó khăn lớn nhất có lẽ là tiếng Anh – vì toàn bộ kiến thức của ngành này hiện tại chủ yếu là tiếng Anh nặng tính chuyên môn.
Hãy sục sạo internet, để tìm kiếm và đọc các khái niệm cốt lõi về Usability Design như:
- What and Why Usability is important
- What makes a good Usability Design: Availability and Accessibility, Clarity, Learnability, Credibility, Relevancy.
- 10 Usability Heuristics
- Design Principles
Tìm hiểu về quy trình cần làm:
- User Research
- User Personas
- User Journey Map
- Sitemap
- User Flow
- Wireframe
Học cách sử dụng các công cụ chuyên dụng cho Usability Design:
- Whimsical https://whimsical.com/
- Sketch app (https://www.sketch.com/)
- Figma (https://www.figma.com/)
- Adobe XD (https://www.adobe.com/products/xd.html)
- Invision App (https://www.invisionapp.com/)
Ở cấp độ này, điều quan trọng bạn cần biết đó là “What – Cái gì” của từng kiến thức kể trên, bạn không cần phải hiểu tất cả, nhưng phải biết được có những gì – và những cái đó là gì.
Cấp độ 1: Tập sự (The Novice) – Copy
Lý thuyết cần đi đôi với thực hành thì mới hiệu quả, bạn không cần thiết phải biết hết toàn bộ các kiến thức đã kể ở cấp độ 0 thì mới bắt đầu thực hành.
Ban đầu, khi làm các User flow (luồn người dùng) và Wireframe cho các chức năng hãy tìm những ứng dụng có các chức năng tương tự, xem thử các mẫu tương tác ở đó được thiết kế như thế nào.
Học và Copy của những công ty lớn, phổ biến với lượng người dùng đông đảo (điều này cũng giúp sản phẩm của mình dễ làm quen hơn):
- Apple: https://developer.apple.com/design/human-interface-guidelines/ios/overview/themes/
- Google: https://material.io/design/
Và các công ty có sản phẩm chỉnh chu kèm hệ thống thiết kế bài bản:
- Airbnb: https://airbnb.design
- Spotify: https://spotify.design/
- IBM: https://www.ibm.com/design/
- Microsoft: https://www.microsoft.com/design
- Atlassian: https://atlassian.design/
- Shopify: https://polaris.shopify.com/
Cũng giống như thử thách bên UI Design, công việc ở cấp độ này cũng sẽ rất chán, và nếu bạn không có 1 phương pháp luyện tập đúng cách thì bạn sẽ thấy gần như không học được gì ở giai đoạn này.
Hồi đấy, mình có cái sổ tay UX vừa copy, vừa note lại như thế này:
- Notification số và không có số: tâm lý có số sẽ mang cảm giác chinh phục, kỷ lục nên luôn có ma lực hấp dẫn.
- Gõ mật khẩu 2 lần bất tiện, nên thêm icon show ẩn
Sau 1 thời gian, những note nhỏ như này sẽ phát huy tác dụng vô cùng hiệu quả. Đừng nản lòng bạn nhé!
Cấp độ 2: Người học việc (The Apprentice) – Copy + Modify
Tìm Mentor, vẫn là cần phải tìm 1 người có nhiều kinh nghiệm hơn để đưa ra những lời khuyên phù hợp. Đặc biệt là đối với những ngành chưa có trường lớp chính quy nào đào tạo ở Việt nam.
Để có thể “Chỉnh sửa”, lúc này bạn cần phải hiểu “Why – Vì sao” và “When – Khi nào” bằng cách làm việc theo từng loại Features (Chức năng) được thiết kế theo Flows (Luồn).
Nhìn chung, mỗi sản phẩm sẽ có 2 loại chức năng:
- Main flows: chức năng chính, quan trọng tạo ra giá trị và yếu tố cạnh tranh cho business.
- Sub flows: chức năng phụ, thường là những điều kiện đi kèm để hoàn thiện chức năng chính.
- Ví dụ: App đặt phòng khách sạn, chức năng chính là Booking, Payment, chức năng phụ có thể là viết note cho nhân viên quản lý, add thêm phương thức thanh toán,… hoặc đăng ký tài khoản, hoàn thiện hồ sơ,…
Khi đã có tư duy theo flows, bạn bắt đầu học cách áp dụng các Design Pattern (mẫu thiết kế) sao cho hiệu quả. Kiến thức cần bổ sung:
- What and Why Design Usability Pattern
- Common Usability Patterns: Native, Data input/output, Content Structuring, Navigation, Incentivization, Hierarchy, Social Media,…
Tham khảo thêm cái Design Pattern Libraries:
Không dừng lại ở đó, để có thể chỉnh sửa tốt hơn bạn còn phải nghiên cứu thêm tâm lý học, hiểu hơn về những thứ có thể tác động lên hành vi của người dùng. Đây là dạng kiến thức vô cùng nhiều, và phức tạp.
- Những nguyên tắc tâm lý phổ biến: https://hoang.moe/the-behavioral-emotional/
- 7 hiện tượng tâm lý chính trong UX: 7 principles
- Tâm lý học trong UX: The psychology in UX Design
- UX và Tâm lý học: UX & psychology go hand in hand
Và nếu bạn có Mentor, hãy luôn tới gặp người đó với nhiều hơn 2 phương án thiết kế cho 1 vấn đề, cũng đừng quên đi kèm với Pros và Cons của chúng. Những lời khuyên, kinh nghiệm từ Mentor sẽ trở thành kinh nghiệm của chính bạn sau này.
Một cách khác để có được kinh nghiệm thực tế là từ Case Study, bạn có tìm thấy ở:
- Medium (https://medium.com/) với search keyword: UX/UI Case study
- Growth (https://growth.design/case-studies/)
Tips: hãy ưu tiên tìm kiếm những môi trường phù hợp để phát triển sự nghiệp với các yếu tố:
- Có các dự án đủ challenge
- Có Mentor nhiều kinh nghiệm hướng dẫn
- Có sẵn các kiến thức đã được kiểm chứng qua thực tế
Và bắt đầu quan tâm tới những kỹ năng ngoài chuyên môn (Non-Expertise Skills): https://hoang.moe/nhung-ky-nang-ngoai-chuyen-mon-giup-ban-tot-hon-trong-design/
Cấp độ 3: Người cộng tác (The Associate) – Copy + Modify + Improvement
Đối với UX, kỹ năng ngoài chuyên môn có thể nói là cực kỳ quan trọng, đặc biệt là 3 kỹ năng như: Critical Thinking, Communication và Teamwork. Vì thế mình sẽ để cấp độ này ở 1 bài khác tập trung hơn.
Hy vọng các bạn đã có được những thông tin hữu ích.
đọc thấy hay? share ngay cho bạn bè cùng đọc