I update my dribbble more frequently. Please go there to see more.

Bạn đang  đọc các blog của mình.  English version is on Medium
  • grid-interface
  • bullet-list

Designing, Living.

June 27, 2020 - 13 phút đọc

Designer và Chất kích thích!

Trước đây trong workshop về Design có một bạn đã từng hỏi mình ngay giữa hội trường: “Khi làm việc a có hút “hương thảo” để dễ nghĩ ra ý tưởng hơn không? Trước em có thấy story của anh đăng nên em hỏi.” – Đây là khoảnh khắc mình nhận ra 2 thứ:

  • Dù muốn dù không, mọi thứ chúng ta chia sẻ đều có thể tác động xấu lên người khác.
  • Những người làm công việc sáng tạo đang có những hiểu lầm về chất kích thích.

Mình đã không còn chia sẻ gì linh tinh lên facebook nữa, nhưng lại chưa lần nào nói về vấn đề sử dụng chất kích thích trong công việc. Cho đến tối hôm qua có 1 bạn inbox gửi cho mình về câu chuyện vừa có bạn designer bị bắt và giải thích “hương thảo” giúp bạn sáng tạo hơn.

Vậy chất kích thích có giúp chúng ta tăng sự sáng tạo?

Trong bài viết này mình sẽ nói về những gì mình biết, trải nghiệm, cảm nhận và rút ra được về tất cả các khía cạnh của công việc sáng tạo. Đọc xong, các bạn hãy tự đưa ra câu trả lời cho bản thân nhé.

Vì 1 vài lý do “hương thảo” trong bài viết hãy hiểu là thứ-mà-ai-cũng-biết-đấy-là-thứ-gì-đấy.

1. Sáng tạo là gì?

“Sáng tạo là một hành động biến những ý tưởng mới và hữu ích trở thành hiện thực. Sáng tạo bao gồm 2 quá trình: suy nghĩ rồi thực hiện.”

Trong bài viết 5 cấp độ của sự sáng tạo, mình có giải thích vì sao lại thích định nghĩa này của sáng tạo.

Sang-tao-la-gi

Theo định nghĩa này thì sáng tạo sẽ có 2 giai đoạn.

  • Do the right things: mục đích của giai đoạn này là xác định được đúng vấn đề cần phải giải quyết. Gồm 2 phần:
    • Thu thập thông tin dự án bằng cách: Thu thập thông tin, đặt câu hỏi material, định hướng thiết kế và mong muốn từ khách hàng.
    • Hiểu và xác định lại xem có đang giải quyết đúng vấn đề hay không, có thể diễn đạt lại cách hiểu của bản thân có phù hợp hay không. Thông qua các hành động: Debrief, Tìm ra insights, áp dụng câu hỏi “Mình có thể làm gì?”,…
  • Do the things right: là lúc tìm kiếm giải pháp phù hợp. Cũng có 2 phần:
    • Sử dụng các phương pháp để tìm kiểm giải pháp phù hợp nhất, tiềm năng nhất như: Research, Brainstorm, Sketching,… để có được tập hợp các ý tưởng, chiến lược, khái niệm, phác thảo hoặc bản thử nghiệm.
    • Đánh giá lại các phương pháp bằng cách: Feedback, Clarify, Revise và Develop các giải pháp đang có. Lặp đi lặp lại quy trình này cho tới khi có được giải pháp cuối cùng.

Ví dụ, nếu gắn với Logo Design bạn sẽ thấy sáng tạo là 1 quá trình trải qua các bước như thế này:

  1. Nhận yêu cầu, thông tin từ khách hàng.
  2. Nêu chưa đủ, hoặc chưa rõ ràng chúng ta sẽ đặt những câu hỏi về mặt chuyên môn để làm rõ về Logo mà họ mong muốn sẽ có.
  3. Debrief lại xem những yêu cầu về màu sắc, hình dáng, bố cục, thông điệp mà Logo cần phải truyền tải được.
  4. Hỏi xem Khách hàng đã có idea hoặc ví dụ nào có sẵn từ trước hay không. Phân tích xem với hướng như vậy mình có thể làm được hay không.
  5. Bắt đầu research, tham khảo và sketching những ý tưởng trong đầu ra giấy.
  6. Chọn ra 3 options mà mình đánh giá là nó phù hợp với những yêu cầu từ trước nhất có thể.
  7. Gửi cho khách hàng và chờ họ feedback.
  8. Nhận feedback, trao đổi và chỉnh sửa.
  9. Hoàn thiện logo và kết thúc dự án.

2. Các trạng thái khi làm việc

Cac-trang-thai-khi-lam-viec

Trong cuốn sách Deep Work của tác giả Cal Newport đề cập về 2 khái niệm đáng chú ý là: Deep Work và Shallow Work.

  • Deep work: ám chỉ những công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ về mặt nhận thức mà không có bất cứ sự phân tán nào cả, đồng thời phải nỗ lực hết mình để rèn luyện kỹ năng. Trong quy trình sáng tạo, giai đoạn Do the things right sẽ đòi hỏi Deep work nhiều nhất.
  • Shallow work: ám chỉ những công việc có tính logic, lặp đi lặp lại và không đòi hỏi sự tập trung cao độ.

Có thể thấy Deep work là thứ sẽ tạo ra nhiều giá trị kinh tế nhất trong công việc. Và đặc biệt trong nền kinh tế số hiện nay (Digital Economy), thì máy móc (trí thông minh nhân tạo) đã có thể thay thế con người trong Shallow work. Vậy rõ ràng là chúng ta chỉ có thể cạnh tranh lại máy móc bằng khả năng Deep work của mình.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm từ khóa “Deep work”, hoặc mua cuốn sách ở trên về đọc để hiểu hơn về nó, mình sẽ viết chi tiết hơn ở 1 bài viết khác.

3. Vì sao là chất kích thích?

Vi-sao-la-chat-kich-thich

Để đạt được trạng thái Deep work rất khó, nó đòi hỏi việc tập luyện não bộ và chuyển đổi những thói quen làm việc khác nhau. Đặc biệt khó hơn nữa ở thời đại hiện nay khi mà chúng ta bị quá nhiều thứ có thể gây xao nhãn như ứng dụng, giải trí, game,… Các công ty công nghệ, truyền thông thì luôn có những khoản đầu tư khổng lồ và nhiều giờ nghiên cứu chỉ để tìm cách chiếm được sự chú ý từ chúng ta.

Vì thế để duy trì được Deep work, mỗi người sẽ có những phương pháp khác nhau:

  • Nhà tâm lý học Carl Jung đã xây 1 căn nhà bằng đá ở Thụy Sĩ để nghẫm nghĩ và viết. Ông chọn cách “Thoát khỏi thế giới”.
  • Mình sẽ làm những công việc khó, đòi hỏi tính sáng tạo trong khoảng thời gian từ 10h tối tới 2h sáng. Thời điểm mà mình có thể dành sự tập trung hoàn toàn cho công việc.
  • Nhà phát minh thiên tài Ainstein đã chọn lối sống tối giản để tập trung vào những thứ quan trọng hơn. Ông hình thành thói quen lặp đi lặp lại hàng ngày như đi dạo công viên, đọc lướt 1 cuốn sách, nằm trườn trên ghế dài để nạp năng lượng. Và ông còn áp dụng phương pháp Pomodoro mà khi đó, phương pháp này còn chưa được đặt tên.

Bên cạnh đó, vẫn có những nghệ sĩ nổi tiếng chọn chất kích thích như: Vincent van Gogh, Thomas Kinkade, Andy Warhol,…

Khoa học đã chứng minh, một liều lượng vừa đủ chất kích thích sẽ giúp não bộ linh hoạt hơn, nó thúc đẩy tư duy hội tụ – thứ ảnh hưởng lên sự tập trung của con người. Nói cách khác, khi sử dụng chất kích thích chúng ta có thể dễ dàng tập trung hơn.

Có nhiều loại chất kích thích khác nhau, thường thấy hàng ngay như cà phê (caffeine) hay thuốc lá (nicotine).

Và vì giai đoạn Do the things right đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên Deep work, do đó Designer thường cho rằng “hương thảo” sẽ giúp mình sáng tạo hơn.

4. Chất kích thích ảnh hưởng gì tới chúng ta?

Chat-kich-thich-anh-huong-gi-toi-chung-ta

Nghiên cứu năm 2009 của Martha Farah đã chỉ ra việc chất kích thích thúc đẩy tư duy hội tụ – giúp chúng ta dễ tập trung, nhưng với hàm lượng lớn hơn nó lại giảm suy nghĩ khác biệt ở những người khỏe mạnh.

Nếu bạn đã sử dụng chất kích thích, chắc hẳn bạn không xa lạ với cảm giác dường như mọi vật, mọi việc đều rất mong lung, mờ ảo, các giác quan nhạy cảm hơn dễ xúc động hơn. Các nhà tâm lý học gọi là tính xác thực, cách mà chúng ta nhìn nhận thế giới xung quanh.

Nghe thật chill đúng không? Sự thật thì đây là lúc các cảm nhận của chúng ta dần bị xói mòn, khiến cho chúng ta bắt đầu xa rời với bản chất thật của bản thân. Gây khó khăn hơn trong việc xác định cảm xúc thật sự.

Và đối với 1 người sáng tạo, đánh mất bản chất cũng sẽ liên lụy tới yếu tố khác biệt trong phong cách cá nhân. Đây là chưa kể, lâu dần nó cũng khiến ta kém đi năng lực xã hội, cản trở sự giao tiếp và tương tác bên ngoài.

Việc này sẽ là tốt khi nào? Khi chúng ta chìm ngập trong những cảm xúc tiêu cực, stress lâu ngày và phải chịu áp lực đè nặng quá lâu. Chất kích thích có thể giúp chúng ta giãn ra, tạm thời gác những điều đó sang 1 bên để có được 1 khoảng thời gian vui vẻ, hạnh phúc.

Tóm lại: liều thấp của chất kích thích có tác dụng tăng sự chú ý, nhận thất và sự tập trung. Liều vừa phải có thể dẫn đến cảm giác hưng phấn thêm phần sức mạnh, bắt đầu gây nghiện và suy giảm nhận thức. Liều cao sẽ dẫn tới rối loạn tâm thần và suy sụp hoàn toàn.

Thứ gì nhiều quá, điều không tốt!

5. Quan điểm cá nhân của mình về chất kích thích

quan-diem-ve-chat-kich-thich

Bản chất của cuộc sống này là sự đánh đổi. Do đó mình hiểu rằng việc sử dụng chất kích thích để tập trung là hành động đánh đổi sức khỏe lấy sự hiệu quả trong công việc.

Đây là một sự đánh đổi chẳng đáng chút nào vì ai cũng đồng ý rằng tới cuối cùng sức khỏe lại là thứ quan trọng nhất. Đấy là chưa kể, khi sử dụng chất kích thích một thời gian đủ lâu, chúng ta sẽ bị nghiện – cơ thể luôn phát tính hiệu thúc đẩy chúng ta nạp thêm chất kích thích vào người. Lâu dần, chúng ta sẽ bị lệ thuộc và lạm dụng chất kích thích.

Thay vì vậy, hãy tìm những phương pháp tiếp cận khác để giúp chúng ta có thể vào trạng thái “Deep work” một cách lành mạnh hơn.

Trước đây, mình có sử dụng “hương thảo” để thư giãn và đỡ suy nghĩ về công việc. Nhưng hiện tại mình đã tìm ra được cách hiệu quả hơn mà không cần phải lạm dụng chúng như trước nữa. Mình sẽ chia sẻ ở bài viết sau.

Mà thật ra, tới giờ giới nghiên cứu vẫn đang có những tranh cãi là “hương thảo” chẳng có tác hại gì cả. Nhưng với mình, việc lệ thuộc vào 1 thứ gì đó để bảo đảm chất lượng công việc sẽ chẳng chuyên nghiệp chút nào! Và chính sự thiếu chuyên nghiệp mới có tác hại cho sự nghiệp của chúng ta.

Đừng tin chất kích thích – Hãy tin vào bản thân mình!

Cảm ơn vì đã đọc tới đây.

đọc thấy hay? share ngay cho bạn bè cùng đọc

Nhận 5 bài viết hot nhất về Sáng tạo và Tư duy.

    và nhận thông báo khi có bài viết mới.

    Tiếp tục đọc

    Working

    January 22, 2024 - 15 phút đọc

    10 Mặt trái của việc phát triển thương hiệu cá nhân

    close-sound-svg
    heart-svg
    hand-svg
    eye-svg
    hit-left-svg
    hand.svg hand.svg
    oval-default oval-designing oval-writing
    loading

    to tell you a better story.
    I prefer you visit my site on
    the desktop.

    music brings emotion
    so turn it on for your best
    experience.

    having a great idea to share?

    or want to have a cup of coffee and chit chat, just drop me a message.

    drop me a message to

    I use cookies to ensure that I give you the best experience on my website. If you continue to use this site I will assume that you are happy with it.