I update my dribbble more frequently. Please go there to see more.

Bạn đang  đọc các blog của mình.  English version is on Medium
  • grid-interface
  • bullet-list

Working.

June 14, 2020 - 7 phút đọc

Work From Home? How to keep your productivity!

Thật sự tôi không muốn nhắc đến những điều tiêu cực về dịch trong những ngày qua, nhưng rõ ràng không thể bỏ qua việc nó đang ngày trở nên nghiêm trọng hơn. Khá nhiều công ty đã cho nhân viên làm việc ở nhà, thậm chí đã có những team bắt đầu việc này cả 2 tuần trước. Câu hỏi lớn được đặt ra là “Liệu làm việc ở nhà có hiệu quả như ở văn phòng hay không?”

Tôi đã bắt đầu “Work from home” từ năm thứ 3, công ty khi ấy ở Florida – Mỹ. Theo thỏa thuận trong hợp đồng thì giờ làm việc của tôi sẽ bắt đầu từ 10h tối tới 6h sáng – bằng với giờ hành chính của họ. Sau này khi chuyển sang InteractiveLabs, thì giờ giấc đã thoải mái hơn.

Gần 5 năm làm việc như vậy, tôi đã phải thay đổi khá nhiều để thích nghi và tìm những cách giữ được chất lượng công việc ổn định cũng như có thể phát triển bản thân từng ngày. Hy vọng những chia sẻ bên dưới ít nhiều cũng giúp cho các bạn Designer đang chuẩn bị cho chuỗi ngày lễ “Work from home” sắp tới:

1. Tạo “công tắc” để đưa mình vào chế độ làm việc:

Phương pháp này áp dụng hiệu quả cho những việc mang tính chất tạo thói quen như: tập ngủ sớm thì lên giường đắp chăn, muốn chạy bộ thì xỏ giày vô chân…

Với tôi là “uống cà phê”, sau khi xong những nhu cầu cá nhân thì sẽ tự pha hoặc đi bộ ra ngoài mua 1 ly cà phê. Ngồi xuống bàn, nhấm nháp và bắt đầu vô “mood” làm việc.

2. Setup một không gian làm việc thoải mái:

Hầu hết các đồ nội thất ở nhà thường không được thiết kế cho việc sử dụng một thời gian dài (trừ cái giường). Nên nếu quyết định sẽ làm việc lâu dài ở nhà, hãy đầu tư những thứ cơ bản cho mình như: Bàn, Ghế có dựa lưng và cổ, Đèn, Ổ cắm điện.

Nếu có điều kiện hơn nữa thì sắm thêm đồ trang trí như cây xanh, loa,… và đừng để bàn làm việc trong phòng ngủ.

Tôi thật sự khó cưỡng lại sự thoải mái của cái giường đặc biệt là nếu có 3 con mèo nằm sẵn trên đó. Đã nhiều lần ngủ quên tới nửa đêm mới bật dậy xém trễ deadline rồi.

3. Hãy đề phòng với những thứ có thể làm bạn xao nhãng:

Những thứ này có thể là Đồ ăn, Sách, Điện thoại, Mèo, Chó… Đặt những thứ này ra khỏi tầm tay hay thậm chí là tầm mắt. Đấy là chưa kể Đồ ăn quá sẵn và tiện lợi để lấy thì đừng hỏi vì sao tăng cân vùng vụt. Vì suy nghĩ nhiều sẽ rất thèm ngọt.

4. Tìm ra “Quãng thời gian hiệu quả” của bản thân:

Đây có thể là khoảng thời gian mà bạn dễ “Deep work” hay vô “Flow” làm việc nhất. Khoảng thời gian này sẽ khác nhau ở mỗi người, nên cần phải tự thống kê. Đối với tôi là khoảng từ 10h tới 11h sáng, 10h tới 12h tối, thường output công việc ở lúc này chất lượng tốt hơn so với bình thường. Biết được những Quãng này xong thì tạo thành thói quen, và ưu tiên Task khó – quan trọng để làm trong quãng này bất chấp tất cả.

5. Có list nhạc riêng cho từng loại công việc:

Khi làm việc Hoàng có 3 dạng: Không nghe nhạc khi cần trao đổi, thảo luận trực tiếp với đồng nghiệp List nhạc Lofi-Chill cho các task cần tập trung, logic và hệ thống thông tin (UX) List nhạc sôi động cho các task liên quan tới sáng tạo, bay bổng (UI)

6. Đừng để bị công việc “cuốn trôi”:

“Flexible Working Hour” là 1 con dao 2 lưỡi, khi không có một giờ làm việc cố định thì còn có nghĩa là bất cứ khi nào cũng phải sẵn sàng để làm việc. Khi làm việc, thỉnh thoảng cũng ta sẽ có những khoảng nghĩ để nói chuyện với đồng nghiệp, di chuyển tới phòng họp,… Những khoảng nghĩ này giúp não bộ chúng ta giải phóng căng thẳng bớt sự mệt mỏi. Nếu luôn phải suy nghĩ về công việc liên tục quá 4 tiếng thì bạn sẽ dễ bị kiệt sức. Tôi trước đây từng bị như vậy, làm từ 10h tới 12h – đi ăn cơm cũng phải trả lời feedback, thảo luận – rồi về lại tiếp tục ngồi vô bàn làm việc sửa feedback, liên tục như vậy khiến cho 1 khoảng thời gian chất lượng không được như kỳ vọng.

7. Đấu tranh với “Sự cô đơn” và “Lười biếng”:

Bản chất của con người là tính xã hội và thích hưởng thụ, làm việc ở nhà sẽ khiến chúng ta mất kết nối với con người, ở đây là giao tiếp mặt-đối-mặt. Với tôi thì sự cô đơn không phải là vấn đề quá lớn, nhờ lũ mèo và chó ở nhà. Cái khó hơn chính là “Sự lười biếng” – Mình chỉ nằm 15 phút thôi, xem nốt bộ phim này đã, cái này dễ thôi để tối làm,… Chắc hẳn toàn là những lời thủ thỉ quen thuộc với mọi người phải không? Cái này tôi cũng hên xui, lúc thắng lúc thua, nhưng mỗi lần thắng đều là nhờ “Trách nhiệm” với công việc mình đang làm.

8. Kéo rèm cửa – Bật sáng đèn:

Nói chung hãy tạo sự sáng sủa cho không gian làm việc của bạn. Tôi đã từng lười bật đèn, và làm những task logic nên nghe nhạc Chill (như đã nói ở trên), kết quả là quá buồn ngủ rồi bị cái giường sau lưng nuốt chửng. Bóng tối là đồng minh của quái vật (cái giường)

9. Get the list done:

Luôn chuẩn bị những thứ cần phải hoàn thành vào đầu ngày, và bảo đảm chúng được hoàn thành đúng kế hoạch.

Cuối cùng, nếu bạn đọc bài khi đang làm việc thì nên tắt facebook ngay sau khi đọc xong nhé! Chúc các bạn làm việc hiệu quả.

đọc thấy hay? share ngay cho bạn bè cùng đọc

Nhận 5 bài viết hot nhất về Sáng tạo và Tư duy.

    và nhận thông báo khi có bài viết mới.

    Tiếp tục đọc

    Working

    January 22, 2024 - 15 phút đọc

    10 Mặt trái của việc phát triển thương hiệu cá nhân

    close-sound-svg
    heart-svg
    hand-svg
    eye-svg
    hit-left-svg
    hand.svg hand.svg
    oval-default oval-designing oval-writing
    loading

    to tell you a better story.
    I prefer you visit my site on
    the desktop.

    music brings emotion
    so turn it on for your best
    experience.

    having a great idea to share?

    or want to have a cup of coffee and chit chat, just drop me a message.

    drop me a message to

    I use cookies to ensure that I give you the best experience on my website. If you continue to use this site I will assume that you are happy with it.