I update my dribbble more frequently. Please go there to see more.

Bạn đang  đọc các blog của mình.  English version is on Medium
  • grid-interface
  • bullet-list

Designing, Working.

August 25, 2020 - 11 phút đọc

Làm Product Design ở GEEK Up là làm gì?

Có nhiều người hỏi Product Design là làm gì? Có gì khác với UX/UI Design?

Mình nghĩ vai trò của 1 công việc sẽ được định nghĩa bởi chính công ty đang cần công việc đó, nên bài viết này chỉ giải thích “Product Design” ở GEEK Up, không đại diện cho bất cứ vai trò nào khác trên thị trường.

Để nói rõ ràng hơn về Product Design, mình sẽ nói 3 khía cạnh:

  • Impactful Product
  • Insightful Development
  • Product Design

1. Impactful Product

Ở GEEK Up, bọn mình mong muốn tạo ra các “Impactful Product”.

Impactful Product là 1 sản phẩm có thể góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp và đồng thời tạo ra giá trị cho người sử dụng nó.

Để build Product như vậy có thể chia làm 3 giai đoạn:

a. Build the right product

Ở giai đoạn này sẽ phải thu thập các insight để trả lời những câu hỏi về:

Business Goals: Vấn đề mà doanh nghiệp đang muốn giải quyết là gì? Giải quyết xong sẽ được giá trị gì?

User Needs: Vấn đề doanh nghiệp muốn giải quyết có thật sự xuất hiện ở user không? User sẽ cần những điều gì để đạt được mục tiêu của họ?

Technology Feasibilities: Giải pháp giải quyết vấn đề trên kia có khả thi về mặt công nghệ hay không? Nếu khả thi thì chi phí để phát triển có quá cao so với lợi ích nó mang lại hay không?

Tất cả việc này nhằm xác định xem chúng ta cần build 1 product như thế nào.

b. Build the product right

Khi đã có được 1 bức tranh tổng thể về product, quá trình bắt tay vô xây dựng nó thường kéo dài. Vì thế sẽ không tránh khỏi trong thời gian đó chúng ta có thể đi sai hướng, hay thậm chí là bỏ cuộc giữa chừng.

Đồng thời, khi đào sâu vô hơn thì những giả định ban đầu cũng bắt đầu trở nên rõ ràng, có thể giả định đó đã không còn đúng nữa.

Do đó, team cần phải liên tục thu thập insight, kiểm tra lại các chức năng liệu có đang được thiết kế và phát triển đúng hay chưa.

c. Evaluate the product

Tất cả những giải pháp, ý tưởng khi chưa thực sự được người dùng sử dụng thì vẫn chỉ dừng lại là những assumption (giả định) của những người phát triển sản phẩm.

Chính vì vậy, làm sản phẩm không dừng lại khi mình đã launch nó ra thị trường. Mà còn phải đánh giá, thẩm định lại tính hiệu quả để liên tục cải tiến phát triển nó.

Bất kỳ ai làm công việc phát triển sản phẩm gần như đều phải tham gia vào tất cả các quá trình trên.

2. Insightful Development

Ở GEEK Up, bọn mình phát triển sản phẩm 1 cách “insightful”.

Từ insight là 1 từ rất khó để có thể dịch chính xác ra tiếng việt, theo từ điển Cambridge nó được định nghĩa là:

(the ability to have) a clear, deep, and sometimes sudden understanding of a complicated problem or situation.

- Cambridge Dictonary

Dịch sát nghĩa: khả năng hiểu biết được rõ ràng, sâu sắc và đôi khi đột ngột về một vấn đề hoặc tình huống phức tạp.

1 thông tin “Insightful” sẽ có những đặc tính:

  • Không phải là sự thật hiển nhiên: nghĩa là những loại thông tin đã được thống kê rõ ràng.
    Lấy website cá nhân của mình làm ví dụ: dựa Google Analytics, mình biết được rằng trong hơn 26K lượt truy cập trang web www.hoang.moe chỉ có 9.2% là từ Việt Nam từ đó mình suy ra tỷ lệ người Việt truy cập là rất ít. Đây là sự thật hiển nhiên không phải là Insight.
  • Không chỉ dựa trên 1 loại data: cần phải kết hợp từ nhiều nguồn, nhiều chỉ số, dữ liệu và thể loại mới có thể tạo ra được insight chính xác.
    Ví dụ: nếu chỉ dựa vào thông tin ở trên mà đánh giá là mình không nên viết blog tiếng việt nữa thì sẽ bị phiến diện. Với tỷ lệ 9.2% thì:

    • Tổng cộng: 2.398
    • Người dùng mới: 1.983
    • Quay lại: 415

    Nghĩa là có hơn 2 ngàn người quan tâm tới những thứ mình viết và hơn 400 người quay lại vì thấy nó bổ ích. Tuy nhiên, còn phải kết hợp thêm những thông tin như: thời gian người dùng ở lại trên trang, số trang trong 1 phiên,… thì mới xác định được chính xác hơn. Vì thế, việc kết hợp nhiều chỉ số sẽ giúp mình tìm ra insight chính xác và sâu sắc hơn.

  • Insight có thể đưa ra hành động thực tế: nếu chỉ là lý thuyết mà không áp dụng hay kiểm chứng được thì cũng không phải là Insight.
    Ví dụ: khi biết được chỉ có 9.2% người truy cập là người Việt, mình nghĩ rằng cần phải bổ sung thêm tiếng anh cho blog. Tuy nhiên thực tế là điều kiện của mình không cho phép: Vốn tiếng anh ít ỏi (nguồn lực), quá bận rộn (thời gian), chi phí (thuê editor chuyên nghiệp, thêm chức năng cho blog). Vì thế nhận định “cần bổ sung thêm tiếng anh” không trở thành hành động cụ thể và thực tế (khoan tới nói tới chuyện hiệu quả) thì nói chưa gọi là insight, chỉ là phỏng đoán.
  • Hành động kể trên nếu được thực hiện sẽ có thể thay đổi được hành vi người dùng.
    Ví dụ: Thời gian ở lại trang của người dùng từ US là 0:34, nếu sau khi bổ sung thêm tiếng anh mà thời gian này tăng lên thì nghĩa là hành vi của người dùng đã thay đổi (ở lại lâu hơn).
  • Sự thay đổi hành vi này phải mang lại lợi ích cho 2 bên: Mình và người dùng.
    Ví dụ: Khi người dùng ở lại trang lâu hơn nghĩa là họ đã đọc thêm được những kiến thức, quan điểm thú vị cho họ. Mình sẽ có thêm thu nhập từ tiền quảng cáo.Tuy nhiên, vì mình không muốn kiếm tiền từ quảng cáo nên sự thay đổi này có thể không mang lại lợi ích cho mình → vì thế insight này chưa chắc là 1 insight tốt.

Phát triển sản phẩm 1 cách insightful sẽ cực kỳ khó, nên ở GEEK Up bọn mình luôn đặt trọng tâm nền tảng là sự thấu hiểu, không chỉ làm 1 phần mềm hay 1 trang web, mà bọn mình mang đến 1 giải pháp công nghệ cho khách hàng, cho người dùng. Vừa có thể thu lại lợi ích cho doanh nghiệp, vừa có thể thỏa mãn những nhu cầu của người dùng sản phẩm.

3. Product Design

Lý do vì sao ở GEEK Up chúng mình không có vai trò UX hay UI Design, là bởi vì trách nhiệm của 1 Designer là với Product, không phải với quy trình hay 1 output nào đó cụ thể.

Nếu bạn được gọi là UI Designer, thì bạn sẽ thật sự quan tâm tới UX hay Business chứ?

Chính vì thế, 1 người có thể mạnh ở một khía cạnh nào đó như UI, nhưng người đó nên làm mọi thứ có thể để làm sản phẩm tốt hơn, chứ không phải làm nó đẹp hơn.

Ở workshop “Zone of Product Designer” mình nói ở Halography năm ngoái, mình có chia sẻ 7 khía cạnh mà 1 người làm Product Design cần phải quan tâm:

  • Business Strategy: chiến lược kinh doanh, trả lời câu hỏi “Tại sao chúng ta lại làm những điều này?”. “Người dùng có chịu trả tiền để giải quyết vấn đề đấy hay không?”. Đây là khía cạnh sẽ xác định những giá trị kinh doanh đằng sau mỗi quyết định về sản phẩm.
  • User Research: Nghiên cứu thói quen và hành vi của người dùng, tìm hiểu sâu hơn vào tâm lý của người dùng. Đây chính là nền tảng cho các khía cạnh tiếp theo.
  • Data Analysis: Phân tích dữ liệu thu thập được từ quá trình Research, đây là lúc cần “khoa học” nhất. Phân loại và tính toán để đưa ra các quyết định chính xác cho cả quá trình thiết kế sau đó.
  • User Experience Design: tổng hợp mọi thông tin từ các khía cạnh trên. Đây là công việc mang tính chất chiến lược khi tạo ra sự trải nghiệm bằng các bước thực hiện khác nhau của sản phẩm. Giúp người dùng giải quyết được vấn đề và đạt được điều họ muốn với ít sự nỗ lực nhất có thể, cũng như tạo ra cảm giác tích cực.
  • User Interface Design: Lúc này, Designer khoác lên một lớp áo cho các giải pháp đã được chọn lựa cho user. Là ranh giới mong manh giữa cái đẹp và cái xấu, ảnh hưởng trực tiếp tới việc tạo ra ấn tượng cho người dùng.
  • Motion Design: Không chỉ tạo ra các chuyển động thú vị, mà 1 chuyển động đủ tốt sẽ tiết kiệm thời gian học hỏi của người dùng. Và cuối cùng nó còn có thể tạo ra cảm xúc cho sản phẩm.
  • Prototype: physical product sẽ cần những bảng mẫu dùng thử trước khi tiến hành sản xuất hàng loạt. Thì digital product cũng sẽ cần những bảng mẫu có thể tương tác nhanh chóng, cho phép thử nghiệm ý tưởng với chi phí tiết kiệm tối đa. Khía cạnh này support cho Research, Analysis và UX rất nhiều.

Có thể chia làm 2 tính chất công việc:

  • Problem Solving: Business, Research, Analysis, UX (Function-Based)
  • Building Experience: UX (Usability Based), UI, Motion, Prototype

Chắc chắn 1 người khó có thể làm tốt tất cả những khía cạnh trên, nhưng nếu thật sự muốn làm ra những Product đủ tốt thì đây là những kiến thức mà 1 Product Designer nên trang bị cho mình.

Đọc tới đây nếu bạn thấy cách làm Product ở GEEK Up cũng giống như đam mê bạn đang tìm kiếm, thì hãy apply ngay vào GEEK Adventure ở: https://geekadventure.vn/.

Hãy cùng nhau, làm ra thứ gì đó thật xịn xò!

đọc thấy hay? share ngay cho bạn bè cùng đọc

Nhận 5 bài viết hot nhất về Sáng tạo và Tư duy.

    và nhận thông báo khi có bài viết mới.

    Tiếp tục đọc

    Working

    January 22, 2024 - 15 phút đọc

    10 Mặt trái của việc phát triển thương hiệu cá nhân

    close-sound-svg
    heart-svg
    hand-svg
    eye-svg
    hit-left-svg
    hand.svg hand.svg
    oval-default oval-designing oval-writing
    loading

    to tell you a better story.
    I prefer you visit my site on
    the desktop.

    music brings emotion
    so turn it on for your best
    experience.

    having a great idea to share?

    or want to have a cup of coffee and chit chat, just drop me a message.

    drop me a message to

    I use cookies to ensure that I give you the best experience on my website. If you continue to use this site I will assume that you are happy with it.