I update my dribbble more frequently. Please go there to see more.

Bạn đang  đọc các blog của mình.  English version is on Medium
  • grid-interface
  • bullet-list

Living.

August 28, 2023 - 9 phút đọc

Các giai đoạn của nỗi đau

“Where there is pain, there is growth.” – Sudhandira

Niềm vui hiếm khi cần được giải thích, nhưng nỗi đau thường kéo dài, khiến chúng ta chìm đắm trong nó. Mà cũng nhờ thế chúng ta thường lại được học nhiều bài học quý giá để trưởng thành. Mình không biết cuộc đời đáng sống sẽ như thế nào, nhưng sẽ là lãng phí nếu để nổi đau qua đi mà không học được gì từ chúng.

Cái gì không giết được ta, sẽ quay lại một lần nữa, mạnh mẽ hơn, cho đến khi ta hoàn thành bài học. Mỗi người sẽ có những cách thức khác nhau để vượt qua nổi đau, để nhận ra bài học. Nhưng làm sao biết chắc chúng ta đã vượt qua thử thách?

  • Vì không biết, chúng ta có thể bỏ lỡ những bài học quan trọng.
  • Vì không biết, chúng ta có thể mắc kẹt trong mê cung của cảm xúc.

Bài viết này sẽ trình bày những giai đoạn mà mình đã trải qua với nỗi đau, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc.


Giai đoạn 1: Hình thành

Khi nỗi đau mới xuất hiện, chúng ta thường bị mắc kẹt bên trong nó.

Mình có một bé mèo vàng, sống với mình hơn 10 năm, hắn chứng kiến gần như mọi thăng trầm trong quá trình trưởng thành của mình. Những lần mệt nằm lên giường, hắn lại leo lên người, rồi phát ra tiếng grừm grừm dễ thương, đưa cả hai vào giấc ngủ sâu.

Một ngày, khi đang làm việc tại văn phòng, mẹ mình gửi tin nhắn nói không thấy hắn ở nhà. Chỉ nghĩ một cách đơn giản: “Chắc lại leo trèo lên nóc cục nóng máy lạnh nằm ngủ rồi, con này thích đu đưa lắm”.

Mọi thứ trở nên nghiêm trọng hơn, khi mình về nhà tìm khắp mọi nơi vẫn không thấy hắn. Khoảng thời gian từ khi mình rời nhà, đi thang máy xuống và hỏi bác bảo vệ là khoảng thời gian đầy căng thẳng.

Hôm đó, hắn đã quyết định không làm mèo trong nhà nữa, muốn được làm chim tự do bay lượn trên bầu trời (hy vọng kiếp sau hắn đã được thõa lòng).

Mình thì thậm chí còn không có cơ hội được nhìn hắn lần cuối, vì người ta đã dọn đi mất.

Mình không muốn đi sâu vào chi tiết về giai đoạn này, sợ rằng bạn đọc sẽ buồn theo. Những gì mình học được là những lý do vì sao người ta lại dễ bị mắc kẹt lại khi nổi đau mới hình thành:

  • Ta mắc kẹt vì tìm cách xao nhãn bản thân khỏi sự kiện, như một cơ chế phòng vệ. Điều này giúp chúng ta tạm thời không phải đối diện với nỗi đau, nhưng nếu kéo dài, chúng ta có thể bị mắc kẹt.
  • Ta mắc kẹt vì vì tự trách mình, cảm thấy mình phải chịu trách nhiệm cho sự kiện đã xảy ra.
  • Ta mắc kẹt vì không biết phải làm gì để khắc phục hậu quả.
  • Ta mắc kẹt vì nỗi đau đã trở thành một phần của ta, vì ta sợ nếu không còn nỗi đau này nữa, ta cũng quên luôn lý do nó bắt đầu.

Cách duy nhất để vượt qua giai đoạn này là cho phép bản thân cảm nhận và trải qua mọi cảm xúc. Đôi khi, việc chấp nhận sự thật lại là điều khó khăn nhất.


Giai đoạn 2: Nguôi ngoai

Sau một thời gian, nỗi đau dần phai nhạt, nhưng chúng ta chưa thể hoàn toàn thoát khỏi nó, giống như đốm lửa tro tàn khi gặp gió lại bùng cháy.

  • Khi Facebook nhắc về những tấm hình, những trạng thái mình đã đăng cùng bé mèo vàng.
  • Khi bé mèo muối tiêu (được mèo vàng chăm sóc từ nhỏ) trở nên lạnh nhạt, và mình nghĩ rằng chú trách mình vì đã để mất chị của chú.
  • Khi một người bạn kể về chú mèo của họ, có bộ lông vàng óng và rất tinh nghịch.

Mỗi lần như thế, mình cảm thấy như vô tình chạm vào một mảnh vỡ còn sót lại trong lòng. Nỗi đau vẫn âm thầm tồn tại, nhẹ nhàng nhắc nhở rằng vẫn còn một bài học chưa học xong.

Nhà thơ Rumi viết:

“You have to keep breaking your heart until it opens.”

Ở giai đoạn này, một phần trái tim chúng ta vẫn còn đóng lại, không thể đón nhận thêm niềm vui mới. Kinh nghiệm của mình là hãy kể thật nhiều về nỗi đau này, với chính mình và với những người thực sự muốn lắng nghe.

Và rồi, vào một khoảnh khắc nào đó, chúng ta sẽ nhận ra rằng mình đã vượt qua nỗi đau đó.


Giai đoạn 3: Tách biệt

Những người tu tập thường nói:

“Khi thấy được núi, ta ở ngoài núi

Khi thấy được sông, ta ở ngoài sông

Khi thấy nỗi sợ, ta ở ngoài nỗi sợ”

Nỗi đau cũng vậy, khi mình nhận ra rằng mình có thể nghĩ về bé vàng mà không cảm thấy đau lòng, hắn đã trở thành một kỷ niệm đẹp, một phần của quá khứ. Cảm xúc của mình về những ký ức với bé mèo giờ đây là bình thản, giống như mặt hồ yên lặng không còn sóng vỗ.

Đây là giai đoạn tuyệt vời, mà có lẽ nhiều người gọi là “Sự chữa lành”, và tôi thường nói với người khác:

“Chữa lành là khi không để nổi đau làm phiền bạn nữa.”


Giai đoạn 4: Biết ơn

Gần đây, mình nhận ra thêm một giai đoạn khác của nổi đau, đó là sự trân trọng và biết ơn.

Hóa ra, mình còn có thể kể về những nỗi đau trong quá khứ một cách hài hước, những nỗi đau đủ mạnh mẽ đã thay đổi quan điểm của tôi về cuộc sống.

Kết quả là không chỉ người nghe thoải mái đón nhận hơn, mà còn cảm thấy được phần nào sự xoa dịu cho những nổi đau tương tự họ đang có.

Xin được trích nguyên văn nhận xét từ một bạn tham gia buổi chia sẻ ở Thế Giới Di Động, mà mình là speaker nhận lời mời của anh Tùng Jacob:

“Trong hoàn cảnh có thể nói là không được hạnh phúc như các bạn trang lứa nhiều khả năng sẽ chuyển biến tiêu cực cả về cách sống, con người. Thật may mắn, và hạnh phúc khi được anh Hoàng chia sẻ chính từ những khó khăn đó đã giúp anh có đọc góc nhìn tích cực và vượt qua nó. Và bây giờ anh không ngại để chia sẻ lại câu chuyện của chính mình để giúp những người trang trong hoàn cảnh này có được góc mình tươi mới hơn trong cuộc sống – Đây là điều tâm đắc nhất, Thank’s anh” – Hùng Quân

(giữ nguyên những lỗi sai trính tả của Quân, để bạn đọc hiểu sai trính tả là chuyện bình thường, đừng bắt lỗi Hoàng quá nhe…)


Suy nghĩ cuối

Mỗi người chúng ta đều có những trải nghiệm và cách vượt qua nỗi đau riêng biệt trong hành trình độc bản của mình. Thật may mắn là chúng ta có ngôn ngữ, có công nghệ và có nhiều công cụ để có thể chia sẽ những trải nghiệm này cùng nhau.

Xin cảm ơn tất cả mọi người đã dành thời gian quý báu để đọc, để nghe, để thảo luận những gì mình chia sẻ.

Chúc các bạn có những nổi đau đắt giá, và những bài học để đời!

đọc thấy hay? share ngay cho bạn bè cùng đọc

Nhận 5 bài viết hot nhất về Sáng tạo và Tư duy.

    và nhận thông báo khi có bài viết mới.

    Tiếp tục đọc

    Working

    January 22, 2024 - 15 phút đọc

    10 Mặt trái của việc phát triển thương hiệu cá nhân

    close-sound-svg
    heart-svg
    hand-svg
    eye-svg
    hit-left-svg
    hand.svg hand.svg
    oval-default oval-designing oval-writing
    loading

    to tell you a better story.
    I prefer you visit my site on
    the desktop.

    music brings emotion
    so turn it on for your best
    experience.

    having a great idea to share?

    or want to have a cup of coffee and chit chat, just drop me a message.

    drop me a message to

    I use cookies to ensure that I give you the best experience on my website. If you continue to use this site I will assume that you are happy with it.