I update my dribbble more frequently. Please go there to see more.

Bạn đang  đọc các blog của mình.  English version is on Medium
  • grid-interface
  • bullet-list

Living, Working.

May 23, 2022 - 6 phút đọc

Nốt lặng trong bản nhạc giao tiếp

Chúng ta thường không thích im lặng, bởi rất nhiều lý do khác nhau:

  • Bộ gien đã cài đặt sẵn, im lặng có thể là dấu hiệu của sự nguy hiểm như bầu trời bình yên trước cơn bão.
  • Tâm trí đã quen với những cuộc thảo luận không dứt của cuộc sống, khi chào đời bằng tiếng khóc và tiếng cười người thân.
  • Khi đã từng trải, im lặng gợi nhớ lại những ký ức buồn hay suy nghĩ không thoải mái.

Để rồi vì ác cảm với sự im lặng, ta bỏ lỡ rất nhiều lợi ích của nó, đặc biệt là trong giao tiếp.

The silence between two notes is as beautiful and meaningful as the notes themselves.

- Joseph Curiale

Tạm dịch: Khoảng lặng giữa 2 nốt nhạc cũng đẹp và ý nghĩa như chính những nốt nhạc vậy.

Là người thiếu kiên nhẫn, trước đây trong giao tiếp mình thường ngắt lời hoặc ngay lập tức nói ra suy nghĩ một cách thiếu cẩn trọng. Chẳng cần phải kể thêm, thói quen này có tác hại không nhỏ đối với công việc và những mối quan hệ xung quanh.

Như nốt lặng xuất hiện đúng lúc sẽ làm bản nhạc hay hơn, giao tiếp sẽ hiệu quả hơn khi ta biết lúc nào nên im lặng. Đây là những thời điểm mà mình nghĩ, chúng ta hãy dành khoảng không cho im lặng.


1. Khi ta cần lắng nghe

Giao tiếp là chìa khóa cốt lõi để con người giải quyết mọi vấn đề, cùng với nhau.

Phải là “cùng với nhau”, vì có như vậy chúng ta mới thật sự giải quyết được tới cốt lõi của những vấn đề về quan hệ, hay những những thứ lớn lao khó khăn, không thể xử lý một mình.

Và điều này, phải bắt đầu từ sự thấu hiểu đối phương.

Tuyệt đối im lặng, nghĩa là ta tạm dừng các suy nghĩ đang phân tích trong đầu để thật sự lắng nghe đối phương, với một tâm thế mở.

Đọc thêm: 4 cấp độ của sự lắng nghe

Nếu đang ở trong một cuộc giao tiếp quan trọng không phải là bạn nói được bao nhiêu thứ, mà là bạn hiểu đối phương được bao nhiêu.


2. Khi ta cần nhấn mạnh

Tương phản tạo ra sự nhấn mạnh, im lặng khi vừa kết thúc trọng điểm sẽ giúp người nghe có thời gian để thẩm thấu.

Giống như vùng nước đệm tĩnh lặng dưới chân thác nước, càng tôn lên vẻ hùng vĩ của nó. Thì những khoảng lặng này sẽ giúp ý tưởng của bạn được người nghe đánh giá cẩn thận và từ đó tăng thêm giá trị.

Một lợi ích khác của việc này đó là giúp bạn có thêm thời gian để suy nghĩ về điều sẽ nói tiếp theo.


3. Khi ta cần sự trả lời tinh tế

“Đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất” – Dalai Lama

Nếu bạn đang cảm thấy không đồng ý với một quan điểm nào đấy, im lặng cũng là một cách thể hiện điều đó khéo léo.

Im lặng lúc này thể hiện “tôi đang xem xét ý của bạn, và có thể tôi sẽ không đồng ý”

Đôi khi ta có thể cứ kết thúc trong im lặng, hoặc nói “không”. Nhưng đó sẽ là câu trả lời tinh tế cho sự không đồng tình của mình.


4. Khi ta cần sự tỉnh táo

Hẳn là bạn không hề xa lạ với tình huống càng nói, càng tranh luận, tim lại càng đập nhanh và các cảm xúc dần lấn áp.

Nói nhanh, nói gấp sẽ tạo cảm giác bản thân bị hối thúc, nó khiến chúng ta không còn đủ minh mẫn để suy nghĩ thấu đáo tính huống hiện tại.

Khi bắt đầu thấy những rung động đầu tiên của cảm xúc, cũng là lúc ta cần im lặng để điều chỉnh và cân bằng. Sự tỉnh táo sẽ giúp ta đưa ra lựa chọn khôn ngoan.


5. Khi ta sợ lỡ lời

Khi đang tranh luận, ta thường dễ mắc sai lầm là sa đà vào giải thích, nói lan man nhiều dữ kiện không liên quan. Tuy xuất phát từ mong muốn thuyết phục người nghe, nhưng đôi khi nó lại gây ra tác dụng ngược, không hiệu quả vì tạo ra xao nhãng. Thường xảy ra sau khi ta đưa ra kết luận, nhìn thấy người nghe không có phản ứng gì, là tự nhiên có cảm giác phải nói thêm, phải đưa ra thêm ví dụ.

Không cần phải như vậy, hãy im lặng, dừng lại một chút vào lúc này, để chờ phản ứng của người nghe, để nhấn mạnh quan điểm như đã nói ở đầu bài.

Và cũng để tránh nói ra những điều không nên nói.


Những suy nghĩ cuối cùng

Khi sự im lặng xuất hiện ở những thời điểm trên, nó sẽ quý như vàng. Nhưng đôi khi:

  • Im lặng không phải là vàng, khi mọi người cần biết ý kiến của bạn.
  • Im lặng không phải là vàng, khi người ta cần biết bạn quan tâm.
  • Im lặng không phải là vàng, khi lời nói hoặc việc làm của ai đó ảnh hưởng tiêu cực đến bạn.

Hy vọng, những điều này giúp bạn để ý những khi cần sự im lặng, để thực hành và giao tiếp hiệu quả hơn.

đọc thấy hay? share ngay cho bạn bè cùng đọc

Nhận 5 bài viết hot nhất về Sáng tạo và Tư duy.

    và nhận thông báo khi có bài viết mới.

    Tiếp tục đọc

    Working

    January 22, 2024 - 15 phút đọc

    10 Mặt trái của việc phát triển thương hiệu cá nhân

    close-sound-svg
    heart-svg
    hand-svg
    eye-svg
    hit-left-svg
    hand.svg hand.svg
    oval-default oval-designing oval-writing
    loading

    to tell you a better story.
    I prefer you visit my site on
    the desktop.

    music brings emotion
    so turn it on for your best
    experience.

    having a great idea to share?

    or want to have a cup of coffee and chit chat, just drop me a message.

    drop me a message to

    I use cookies to ensure that I give you the best experience on my website. If you continue to use this site I will assume that you are happy with it.