I update my dribbble more frequently. Please go there to see more.

Bạn đang  đọc các blog của mình.  English version is on Medium
  • grid-interface
  • bullet-list

Living.

July 05, 2020 - 6 phút đọc

Kỹ năng thích nghi

We didn’t do anything wrong, but somehow, we lost

- Rajeev Suri, CEO of Nokia

“Chúng tôi không làm gì sai cả, nhưng một cách nào đó, chúng tôi đã thất bại”

Trong nghẹn ngào, Rajeev Suri là C.E.O của Nokia đã phát biểu như vậy trong buổi họp mặt truyền thông nằm công bố tin Nokia sẽ chính thức được bán lại cho Microsoft. Ở bên dưới, tập thể nhân viên cuối gầm mặt và bắt đầu khóc theo.

Còn nhớ thời cấp 3, điện thoại Nokia là một biểu tượng mà chỉ cần cầm nó trong tay, bạn đã ở một đẳng cấp khác hẳn so với những học sinh còn lại trong trường. Có nằm mơ mình cũng không bao giờ tưởng tượng nổi Nokia lại có 1 kết cục như hôm nay.

Đúng là Nokia không làm gì cả – nhưng cái sai của họ chính là đã chọn lựa “không làm gì cả”. Khi mà ở thời đại này, không chỉ có làm sai thì mới chết, chỉ cần bạn đứng yên tại chỗ thế giới thay đổi, thị trường thay đổi thì một lúc nào đó bạn sẽ bị đào thải.

Năm 1965, Gordon E. Moore nhà đồng sáng lập của Intel đã có 1 dự đoán: “Cứ một năm rưỡi, số lượng chip bán dẫn trong mạch tích hợp sẽ tăng gấp đôi với chi phí không đổi”. Dự đoán này sau đó đã được đặt tên là “Định luật Moore”, 1 trong những định luật ảnh hưởng sâu sắc tới ngành công nghiệp điện tử và thậm chí là kinh tế thế giới.

Và điều này, đúng với cả chúng ta những người đang sống trong thời đại kinh tế như vậy. Tiến sỹ Stefan Hajkowicz đã có 1 so sánh dễ hiểu hơn:

Có 1 loài sen, lá của chúng có thể gia tăng gấp đôi kích cỡ chỉ sau một đêm. Lá sen bảo phủ mặt ao khiến cho loài ếch không còn nơi trú ngụ và buộc phải nhảy đi tìm 1 chiếc ao khác. Nếu đến ngày thứ 19, lá sen đã phủ 1 nửa mặt ao thì con ếch còn bao nhiêu cơ hội?

Con ếch sẽ có khoảng 14 ngày yên ổn và vui vẻ, tuy nhiên nó sẽ chỉ có 4 ngày để phát hiện cái ao đang có gì đó là lạ, và chỉ còn đúng 2 ngày để nhảy sang ao khác trước khi không còn đường thoát thân.

Để là một con ếch thông thái, chúng ta buộc phải học được kỹ năng thích nghi. Chị Nguyễn Phi Vân đã chỉ ra những dấu hiệu của một người có khả năng thích nghi. Còn ở bài này, mình sẽ cùng với các bạn thảo luận vài cách để có thể trở thành người như vậy.

Có 3 dạng thay đổi để thích nghi:

  • Thay đổi về mặt Cấu trúc: thêm các kỹ năng mới để thích ứng.
  • Thay đổi về mặt Sinh lý: làm quen với những thay đổi đang xảy ra.
  • Thay đổi về mặt Hành Vi: bỏ đi những thói quen xấu, tạo những thói quen tốt.

Dưới đây là những hành động nhỏ nhưng giúp ích cho việc thay đổi trên:

  • Luôn tìm kiếm và chấp nhận làm những thứ mới mẻ trước đây chưa từng làm.
  • Khi gặp vấn đề hãy liệt kê các giải pháp, và thử nghiệm chúng để tìm ra giải pháp tốt nhất.
  • Giữ cho mình sự tò mò và tìm hiểu cách mà mọi thứ hoạt động.
  • Sắp xếp lại bàn làm việc, phòng ngủ 1 tuần 1 lần.
  • Dám làm, làm sai, dám sửa.
  • Nếu sai, liệt kê lại hết những lý do sẽ giúp mình có 1 list kinh nghiệm.
  • Thử sử dụng 1 công cụ mới được đánh giá tốt hơn công cụ đang quen thuộc.
  • Thử thay đổi đường tới công ty mỗi ngày.
  • Luôn nhìn lại quy trình làm việc của bản thân để cải thiện nó.
  • Học cách nhìn ra được mặt tốt của mọi vấn đề.
  • Kiên trì tới cùng 1 khóa học ngắn, 1 chương trình đào tạo, hoặc 1 kế hoạch cá nhân.
  • Cuối tuần dành khoảng 30p ghi chú lại những gì đã thay đổi trong tuần.
  • Sau 1 tháng, trong danh sách đó có thể sẽ có những cái bạn cần làm hoặc học.
  • Kết giao nhiều hơn những người tư tưởng mở, lắng nghe và học hỏi từ họ.
  • Hãy thu thập những ý kiến từ người xung quanh về bản thân mình.
  • Không ngừng đọc, học và tìm kiếm kiến thức mới.
  • Đặt mục tiêu ngắn hạn theo tuần, theo tháng và cố gắng hoàn thành nó.
  • Hãy đề nghị sự giúp đỡ khi gặp công việc quá sức.
  • Học cách từ bỏ những thứ mình không thể kiểm soát.
  • Ngủ nhiều hơn, giải trí nhiều hơn khi bận rộn hơn.
  • Thử dự đoán trước kết quả của một sự kiện nào đó trong hôm nay, cuối ngày xem lại nó có đúng như đã dự đoán hay không.
  • Tìm comfort-zone nhỏ trong từng việc và vượt ra khỏi nó.
  • Khi có vấn đề, thay vì phản ứng với nó, hãy bắt tay ngay vào việc phân tích lý do.
  • Mời người khác ăn trưa và nghe cách họ giải quyết vấn đề của mình.
  • Cố gắng giữ bình tĩnh, hãy thật bình tĩnh.
  • Chơi với chó, mèo hoặc xem video đáng yêu của tụi nó.

Danh sách này vẫn chưa đầy đủ, nhưng mình hy vọng nó có thể chỉ ra những việc làm cụ thể để giúp chúng ta thay đổi. Danh sách của bạn là gì?

đọc thấy hay? share ngay cho bạn bè cùng đọc

Nhận 5 bài viết hot nhất về Sáng tạo và Tư duy.

    và nhận thông báo khi có bài viết mới.

    Tiếp tục đọc

    Working

    January 22, 2024 - 15 phút đọc

    10 Mặt trái của việc phát triển thương hiệu cá nhân

    close-sound-svg
    heart-svg
    hand-svg
    eye-svg
    hit-left-svg
    hand.svg hand.svg
    oval-default oval-designing oval-writing
    loading

    to tell you a better story.
    I prefer you visit my site on
    the desktop.

    music brings emotion
    so turn it on for your best
    experience.

    having a great idea to share?

    or want to have a cup of coffee and chit chat, just drop me a message.

    drop me a message to

    I use cookies to ensure that I give you the best experience on my website. If you continue to use this site I will assume that you are happy with it.