I update my dribbble more frequently. Please go there to see more.

Bạn đang  đọc các blog của mình.  English version is on Medium
  • grid-interface
  • bullet-list

Designing, Living.

June 29, 2020 - 10 phút đọc

Các loại định kiến thường gặp Phần 2

Tiếp nối phần 1, mình sẽ tổng hợp lại những loại định kiến thường gặp để giúp các bạn có thể nhận biết hoặc có thể tìm hiểu sâu hơn cho mỗi cái.

Định kiến hay còn gọi là Thành kiến là những ý kiến, quan điểm về một sự vật nào đó được hình thành trước khi có đủ thông tin – dữ kiện để đánh giá nó. Chúng ảnh hưởng mạnh mẽ lên cách chúng ta cư xử và đưa ra quyết định, đặc biệt chúng sẽ khiến chúng ta đánh giá sai sự thật và từ đó đưa ra nhiều sự lựa chọn sai lầm.

  1. The Backfire effect – Hiệu ứng phản tác dụng

hieu-ung-phan-tac-dung-backfire

Một khi bạn tin vào 1 điều gì đó, bạn sẽ cố gắng bảo vệ nó. Và khi niềm tin này bắt đầu bị thử thách, bạn thậm chí còn tin tưởng nó hơn nữa.

Hiệu ứng này phần lớn là do sự lười biếng trong tư duy của chúng ta, nói 1 cách đơn giản tâm trí có xu hương thích những thông tin dễ hiểu. Trong khi đó, những để xử lý những thứ trái ngược với thông tin mình đã biết tốn rất nhiều công sức.

Khi đi kèm với Confirmation bias – Thiên kiến xác nhận, hiệu ứng này sẽ khiến cho chúng ta khó đón nhận những kiến thức mới cũng như lắng nghe góp ý để sữa chữa sai lầm.

Đọc thêm ở đây: https://www.brainpickings.org/2014/05/13/backfire-effect-mcraney/

  1. The Barnum effect – Hiệu ứng Barnum

hieu-ung-Barnum

“Bạn sẽ gặp khó khăn khi bắt đầu một lĩnh vực mới, nhưng chắc chắn chỉ cần bạn cố gắng hết mình thì sẽ thành công. Vì bạn là 1 người rất nỗ lực và có khả năng tiềm ẩn, chỉ cần vượt qua được những cám dỗ thì sẽ làm được”.

Đây là dạng câu nói dành cho ai cũng đúng, và cũng là 1 ví dụ cho hiệu ứng Barnum, được đặt tên theo diễn viên xiếc Barnum. Người đã rất thành công nổi tiếng với câu nói: “tôi có một màn biểu diễn dành cho tất cả mọi người”.

Con người có xu hướng tin vào những lời mà họ muốn tin hơn là những gì được các tiêu chí khách quan kiểm chứng. Họ sẽ tự gắn mình với những lời đánh giá đó, hành động và cư xử như đúng những gì mà họ được tiếp nhận, mà quên mất rằng những đánh giá ấy đúng với số đông người nghe.

Hiệu ứng này thường dùng để thuyết phục người khác tốt hơn, bí quyết nằm ở chỗ bạn nói được những điều người kia muốn nghe, có tính tích cực nhưng không quá đi sâu vào vấn đề cụ thể.

Lĩnh vực bói toán, tử vi là nơi ứng dụng hiệu ứng này nhiều nhất.

Hiểu được nó, sẽ giúp bạn nhận ra đâu là những lời nhận xét đúng về bản thân mình.

Đọc thêm: https://www.kyleads.com/blog/barnum-effect/

  1. The groupthink – Tư duy tập thể

tu-duy-tap-the-groupthink

Được đặt tên bởi nhà tâm lí học Ivring Janis. Đây là một hiện tượng tâm lí xảy ra đối với một nhóm người, trong đó, các thành viên quá xem trọng sự hòa hợp và thống nhất trong nhóm dẫn đến không xem trọng việc đánh giá thực tiễn và đưa ra hành động.

Hiệu ứng này dễ khiến các tập thể “ảo tưởng sức mạnh”, nó khiến cho việc phân tích tính khả thi của 1 kế hoạch hay đúng sai của một quyết định bị sai lệch. Với tính thống nhất cao như vậy, các thành viên trong nhóm thường rất xém trọng ý kiến của người đứng đầu, và ngược lại xem nhẹ hoặc phớt lờ ý kiến của người khác.

Lâu dần, hiệu ứng này sẽ làm mất đi “Critical Thinking” của nhóm, những lựa chọn hướng giải quyết đưa ra cũng ít dần đi. Và thường sẽ chọn những phương án an toàn giữ được hòa khí nhất cho nhóm. Kết quả dần tệ đi và tan rã khi người đúng đầu bỏ cuộc.

Đọc thêm: https://www.verywellmind.com/what-is-groupthink-2795213

  1. The Negativity bias – Định kiến tiêu cực

dinh-kien-tieu-cuc

Khi cãi nhau với người khác, chúng ta có xu hướng tập trung chỉ nhìn vào mặt tiêu cực của người đó và quên mất đi những mặt tích cực khác. Thay vì thừa nhận điểm tốt, chúng ta lại cứ nhai đi nhai lại những điểm không hoàn hảo của đối phương. Ngay cả những lỗi nhỏ nhất cũng bị khuếch đại lên 1 cách rất nghiêm trọng.

Đấy là vì chúng ta bị tác động bởi định kiến tiêu cực, lý do là trong quá trình tiến hóa não bộ đã tạo ra thói quen tập trung vào những điều tiêu cực nhiều hơn tích cực để cố gắng giữ cho chúng ta an toàn.

Định kiến này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tinh thần của chúng ta, nó khiến chúng ta có những suy nghĩ đen tối, làm tổn thương các mối quan hệ với người thân. Ngăn cản góc nhìn lạc quan của cuộc sống, đây là 1 định kiến mà mình cho rằng tất cả chúng ta cần phải nhận ra từ sớm và tìm cách thay đổi nó.

Học thói quen tạo ra danh sách Pros-Cons cho mọi vấn đề – chủ thể, sẽ giúp chúng ta đánh giá mọi thứ khách quan hơn.

Đọc thêm: https://www.verywellmind.com/negative-bias-4589618

  1. Declinism bias – Định kiến giải mã

dinh-kien-giai-ma-Declinism-bias

Là xu hướng tin rằng quá khứ luôn tốt đẹp, còn tương lai chỉ toàn những điều tồi tệ.

Định kiến này thường áp dụng trên quy mô tập thể, xã hội khi mà chúng ta luôn tin rằng những điều tồi tệ nhất sẽ đến sắp tới. Nó khiến chúng ta mất lòng tin vào tương lai, dân tộc và chính phủ, bị ám ảnh bởi “ngày tận thế”.

Đọc thêm: https://lifehacker.com/the-cognitive-biases-that-convince-you-the-world-is-fal-1822620516

  1. The Framing effect – Hiệu ứng đóng khung

hieu-ung-dong-khung

Đây là 1 hiệu ứng rất hữu dụng trong ngành bán hàng, quảng cáo, tiếp thị. Vì não bộ sẽ đưa ra quyết định về thông tin dựa trên cách thông tin đó được trình bày.

Trong ngành thời trang, có 1 vài thuật ngữ như “Visual Merchandising” hay “Window Display” đều là nói về công việc trình bày, trang trí, sắp xếp mọi thứ trong và ngoài cửa hàng. Với mục đích thu hút khách qua đường cũng như tiêu tiền trong cửa hàng.

Việc mockup thiết kế của bạn vào các sản phẩm thực tế sẽ giúp bạn dễ thuyết phục khách hàng hơn.

Đọc thêm: https://thedecisionlab.com/biases/framing-effect/

  1. Fundamental Attribution error – Thành kiến quy kết

thanh-kien-quy-ket

Nếu bạn bị mất ngủ vào đêm trước, việc bạn đi trễ hoặc lờ đờ vào buổi sáng với bạn là điều bình thường. Nhưng nếu người khác cũng đi trễ, bạn sẽ dễ cho rằng là do họ lười biếng.

Đây là ví dụ cho hiệu ứng Quy kết, về việc chúng ta có xu hướng thiên vị bản thân khi quá coi trọng ảnh hưởng của hoàn cảnh lên thất bại của mình, nhưng lại đánh giá thấp yếu tố hoàn cảnh khi đánh giá vấn đề của người khác.

Đọc thêm: https://www.verywellmind.com/attribution-social-psychology-2795898

  1. The Halo effect – Hiệu ứng hào quang

hieu-ung-hao-quang-halo-effect

Đẹp trai auto đúng, xấu trai auto sai. Kiểu như Lee min hoo có vượt đèn đỏ thì cũng sẽ được tha thứ, nhưng nếu là mình thì mặc định sẽ bị chửi.

Việc bạn thích ai đó, hoặc họ hấp dẫn đến mức nào sẽ ảnh hưởng tới đánh giá của bạn về họ. Trong đợt dịch Covi vừa rồi, mình rất thích câu nói 1 của huấn luyện viên bóng chày cho rằng: “1 người giỏi trong lĩnh vực nào đó, không có nghĩa là họ giỏi tất cả”.

Phán đoán của chúng ta là sự tổng hợp và tự động kết nối các dự kiện, vì thể để giữ được tính khách quan, chúng ta cần phải kiểm soát 1 cách có ý thức những ảnh hưởng xung quanh. Điều này đặc biệt quan trọng trong môi trường chuyên nghiệp.

Đọc thêm: https://www.verywellmind.com/what-is-the-halo-effect-2795906

đọc thấy hay? share ngay cho bạn bè cùng đọc

Nhận 5 bài viết hot nhất về Sáng tạo và Tư duy.

    và nhận thông báo khi có bài viết mới.

    Tiếp tục đọc

    Working

    January 22, 2024 - 15 phút đọc

    10 Mặt trái của việc phát triển thương hiệu cá nhân

    close-sound-svg
    heart-svg
    hand-svg
    eye-svg
    hit-left-svg
    hand.svg hand.svg
    oval-default oval-designing oval-writing
    loading

    to tell you a better story.
    I prefer you visit my site on
    the desktop.

    music brings emotion
    so turn it on for your best
    experience.

    having a great idea to share?

    or want to have a cup of coffee and chit chat, just drop me a message.

    drop me a message to

    I use cookies to ensure that I give you the best experience on my website. If you continue to use this site I will assume that you are happy with it.