I update my dribbble more frequently. Please go there to see more.

Bạn đang  đọc các blog của mình.  English version is on Medium
  • grid-interface
  • bullet-list

Working.

April 07, 2020 - 4 phút đọc

Tôi muốn nghe gì khi phỏng vấn

Từ hồi còn làm ở Enginethemes, tôi đã bắt đầu tham gia vào các buổi phỏng vấn tìm designer mới cho công ty. Bây giờ thì việc phỏng vấn ứng viên mới cũng trở nên thường xuyên hơn, tôi nhận thấy hầu hết các ứng viên đều đang có thói quen nói điều mình muốn nói, nhưng lại không phải là điều người tuyển dụng muốn nghe.

Quy tắc cơ bản nhất của design là phải biết mình design cho ai, cũng giống như việc phỏng vấn cần phải biết nói điều mà người hỏi muốn nghe. Vậy thì tôi muốn nghe gì khi phỏng vấn?

1. Khi giới thiệu bản thân, đừng nói những thứ đã có trong CV-Resume

  • Thông thường mở đầu 1 buổi phỏng vấn sẽ là: “Em giới thiệu về mình đi, đừng nói mấy thứ trong CV nhé vì anh đọc cả rồi”. Tuy nhiên, thường thì các bạn tiếp túc nói lại về học hành, kinh nghiệm, sở thích,… những điều mà CV đã có.
  • Là 1 Designer, chúng ta không nên tiếp cận vấn đề một cách cứng nhắc, các khía cạnh khác nhau giúp chúng ta có nhiều góc nhìn khác nhau từ đó đưa ra giải pháp cũng phong phú hơn. Buổi phỏng vấn sẽ thú vị hơn rất nhiều nếu lúc đấy bạn bắt đầu chia sẻ tới những câu chuyện khác như:- Khoảnh khắc nào đã đưa bạn tới với ngành design- Hình ảnh một designer hoàn hảo trong bạn là gì- Thể loại âm nhạc bạn nghe khi design- Hay thậm chí, hỏi ngược lại tôi muốn nghe về điều gì ở bạn chẳn hạn (Hãy cẩn thận nếu để tôi chọn lựa nhé)

2. Khi nói về vị trí công việc, hãy thể hiện được mình hiểu gì về nó

  • Nhiều bạn chia sẻ mình từng là UX/UI Designer ở công ty trước. Khi được hỏi UX là làm gì, các bạn lại không tự tin trả lời về chúng. Chúng ta không bàn tới chuyện đúng sai ở đây, vì mỗi công ty sẽ có tổ chức vị trí công việc khác nhau. Nhưng tôi hy vọng các bạn sẽ giải thích gọn gàng được UX ở công ty cũ là làm gì.
  • Có thể chỉ là làm wireframe, chỉnh sửa 1 vài flow cho nó dễ dùng hơn, hay là design cho app đẹp hơn cũng được. Tôi sẽ không đánh giá việc bạn có thật sự đang làm UX hay không, điều tôi cần biết đó là bạn đã trải qua những kinh nghiệm gì với tốc độ ra sao.
  • Nó cũng giúp tôi hiểu được bạn đang cần gì để tiếp tục phát triển bản thân.

3. Khi trả lời thử thách, hãy làm rõ yêu cầu trước khi bắt đầu trả lời

  • Tôi không đánh giá cao các bạn sau khi được hỏi ngay lập tức trả lời. Điều đó thể hiện xu hướng vội vàng giải quyết vấn đề trước khi thật sự hiểu về nó. Hãy chậm lại một chút, kiểm tra xem đã đủ thông tin hay chưa, hãy hỏi lại để có đủ dữ liệu phân tích và giải quyết. Có thể tham khảo thêm problem solving ở note này (https://www.facebook.com/notes/hoàng-nguyễn/problem-solving-life-and-design-skill/2424193637631449/)
  • Khi bị tôi challenge về giải pháp, hoặc đưa ra một giải pháp khác của bạn. Hãy phân tích pros và cons của từng cái rồi bảo vệ quan điểm của mình. Những thử thách mà tôi đưa ra điều không có một giải pháp nào là hoàn hảo, nhưng các bạn thường có xu hướng tin vào giải pháp của tôi là tốt hơn chỉ vì tôi là người đưa ra thử thách. Và nếu tiếp tục suy nghĩ như vậy sẽ khiến các bạn khó có thể bảo vệ design của mình trước khách hàng hoặc sếp sau này.

4. Hãy tìm hiểu về công ty hoặc người sẽ phỏng vấn bạn trước ở nhà

  • Nếu thuận lợi, bạn sẽ làm việc ở công ty sắp tới trong một thời gian dài. Vì thế hãy kiểm tra xem công ty này có hợp với mình không đã chứ? Hợp như thế nào bạn có thể tham khảo thêm ở note này (https://www.facebook.com/notes/hoàng-nguyễn/ta-muốn-sự-nghiệp-như-ta-muốn/2417028991681247/).
  • Tôi cũng sẽ rất vui nếu tự nhiên bạn hỏi thêm về công ty như:- Em thấy dưới tầng trệt có quán cafe, không biết nhân viên thì có được giảm giá không?- Em thấy trên facebook có Geek Adventure, không biết nó là gì vậy anh?

5. Hãy hỏi về môi trường và cơ hội để phát triển bản thân ở công ty

  • “Em có câu hỏi gì cho anh về công việc hay công ty không?” Tôi thường xuyên hỏi câu này, nhưng gần như các bạn đều nghĩ rằng đã có đủ thông tin mà không hỏi gì thêm. Nếu có hỏi thì chỉ hỏi những câu như “giờ làm việc tới mấy giờ, team có bao nhiêu người, khi nào thì có kết quả”.
  • Đừng nghĩ đi làm vì mình cần một công việc. Mối quan hệ giữa công ty và nhân viên nên là win-win, nghĩa là mình cống hiến cho công ty phát triển và công ty cũng phải tạo điều kiện cho mình phát triển. Ngoài ra, nó còn cho tôi thấy bạn là một con người có chí hướng và ham học hỏi.
  • Hãy challenge lại tôi về việc sẽ đào tạo bạn như thế nào, hay ít nhất hãy để tôi cho bạn biết ở công ty bạn sẽ học thêm điều gì.

6. Và cuối cùng, hãy thật thà

  • Đừng cố gắng nói những cái mình không biết, hoặc chưa hiểu rõ vì không khó để nhận ra điều đó.
  • Nếu không muốn trả lời câu hỏi nào, hãy cứ thẳn thắn nói ra việc đó.
  • Và thật thà sẽ không làm mất thời gian của nhau.

“Job Interviews are like first dates” – Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn tìm được mối quan hệ ưng ý.

đọc thấy hay? share ngay cho bạn bè cùng đọc

Nhận 5 bài viết hot nhất về Sáng tạo và Tư duy.

    và nhận thông báo khi có bài viết mới.

    Tiếp tục đọc

    Working

    January 22, 2024 - 15 phút đọc

    10 Mặt trái của việc phát triển thương hiệu cá nhân

    close-sound-svg
    heart-svg
    hand-svg
    eye-svg
    hit-left-svg
    hand.svg hand.svg
    oval-default oval-designing oval-writing
    loading

    to tell you a better story.
    I prefer you visit my site on
    the desktop.

    music brings emotion
    so turn it on for your best
    experience.

    having a great idea to share?

    or want to have a cup of coffee and chit chat, just drop me a message.

    drop me a message to

    I use cookies to ensure that I give you the best experience on my website. If you continue to use this site I will assume that you are happy with it.