I update my dribbble more frequently. Please go there to see more.

Bạn đang  đọc các blog của mình.  English version is on Medium
  • grid-interface
  • bullet-list

Living, Working.

June 14, 2020 - 7 phút đọc

Tại sao mình không đi dạy, hoặc chưa thể đi dạy

Vi-sao-toi-chua-the-di-day

Trước tiên, bài viết này có thể khiến những bạn đang đi dạy trong friendlist mình không vui. Mục đích của bài này chủ yếu là chia sẻ quan điểm cá nhân về việc chia sẻ kiến thức. Không có bất kỳ ý nào khác nên đừng giận nhé!

Cảm ơn những bạn đã quan tâm tới việc khi nào mình sẽ mở lớp dạy, lý do là mình vẫn đang tổng hợp kiến thức, chưa đủ trải nghiệm để nghĩ tới việc dạy ai đó. Và quan trọng hơn, chia sẻ kinh nghiệm và dạy kiến thức là 2 việc rất khác xa nhau. Trong khi chia sẻ kinh nghiệm là chỉ cần viết lại những thứ đã trải qua, thì dạy kiến thức đòi hỏi nhiều thứ hơn. Đặc biệt kiến thức đó phải chính xác, đã thử nghiệm qua nhiều thực tế với nhiều ngữ cảnh áp dụng khác nhau.

Khi tiếp thu 1 kiến thức mới, có 3 trường hợp sẽ xảy ra:

  • Phá vỡ tầng nhận thức
  • Nâng tầng nhận thức
  • Sai lệch tầng nhận thức (đây là thứ mà mình sợ sẽ xảy ra)

Để dễ giải

thích mình sẽ lấy 1 ví dụ như thế này:

Mình ở Sài Gòn, 1 thành phố kinh tế với mức sống khá cao ở Việt Nam. Trong một dịp về thăm quê ngồi với họ hàng là những người làm nông hiền lành chất phác, mình nói rằng:

“Ở nhà hàng Yeebo, họ bán 1 con vịt quay tới 6tr nhưng lại rất đông khách tới ăn”

Đây hiển nhiên điều là những thông tin mới đối với họ.

Điều gì sẽ xảy ra nếu những người này không tin mình?

Với kiến thức mà họ biết, tốn khoảng 2 tháng rưỡi từ lúc nở tới lúc có thể bán được giá khoảng 75K 1 con. Thì việc nhà hàng bán tới 6tr rõ ràng là việc hoàn toàn không có thật, lúc này họ sẽ nghĩ là mình khoe mẽ và khoác lác. Họ mất đi sự tôn trọng đối với mình và bắt đầu nghi ngờ tới tất cả những thứ sau đó mình nói. Đáng sợ nhất là thái độ đối xử của họ cũng thay đổi.

Đây chính là lúc họ cần “phá vỡ tầng nhận thức”, để thay đổi những niềm tin hiện tại. Việc này khó và sẽ đòi hỏi nhiều điều kiện đi kèm. Họ cần phải làm 1 chuyến đi vào Sài Gòn, bỏ tiền ăn 1 bữa ở Yeebo, họ cần phải tận mắt – tận tai trải nghiệm những điều đó thì mới tin. Để có thể làm được việc này sẽ tốn kém nhiều chi phí, cần thêm nhiều yếu tố khách quan hỗ trợ.

Điều gì sẽ xảy ra nếu họ tin mình, nhưng không biết phải làm gì với nó?

Họ tin là 1 con vịt khi trải qua nhiều lái buôn, công đoạn và với mức sống ở thành phố thì giá như vậy là bình thường. Chỉ là với hoàn cảnh và sức lực của họ, không thể làm gì khác được. Họ không thể chuyển lên thành phố sinh sống, cũng không thể tự mình đi giao dịch làm đầu mối để hưởng mức giá cao nhất. Họ thấy có quá nhiều khó khăn, cản trở và những thứ mới mẻ cần phải làm thì mới có thể đạt được. Thế là họ tiếp nhận thông tin rồi để đó, và quên sau một thời gian.

Đây chính là lúc họ cần “nâng tầng nhận thức”, họ cần phải biết rằng để làm rất tốt 1 thứ sẽ cần học thêm nhiều thứ khác (nó giống như ngoài kỹ năng chuyên môn, chúng ta cần học thêm các kỹ năng ngoài chuyên môn. Đây là việc cần trau dồi, cải thiện mỗi ngày. Và chẳng may có thất bại, họ sẽ không đổ lỗi cho người khác.

Điều gì sẽ xảy ra nếu họ tin và làm theo một cách mù quáng?

Ngay khi về nhà, họ lập tức lên mạng tìm kiếm các công thức về vịt quay. Bắt 1 chục con vịt ngoài vườn vào thử từng công thức cho tới khi được 1 công thức ngon nhất (tất nhiên là sẽ hỏi thêm ý kiến từ người quen). Họ vay mượn ngân hàng, hoặc thậm chí cầm cố tài sản để mở 1 nhà hàng vịt quay tại quê nhà. Và cho rằng chỉ cần bán 1 nửa giá 3tr/1 con thì cũng đủ giàu rồi, rẻ như vậy không có lý gì lại không có người ăn. Nếu bạn bè, hoặc người thân trong gia đình ra sức ngăn cản, họ sẽ nổi giận và nói: mày thì biết cái gì, trên thành phố người ta bán 6tr 1 con kia kìa. Cả 1 cái nhà hàng lớn như thế, mày sợ tao giàu nên gato àh?

Đây là khi họ bị “Sai lệch tầng nhận thức”, họ sẽ thất bại phá sản hay thậm chí bị những người xung quanh xa lánh. Tới cuối cùng, họ cho rằng mình đã hủy hoại của đời họ và nuôi hận thù với mình.

Rõ ràng ở đây là những thứ mình nói không sai, vì sự thật Yeebo vẫn đang bán và tồn tại mấy chục năm rồi đó thôi. Nhưng vấn đề là ở cách truyền đạt và tiếp nhận thông tin, kiến thức đã sai. Cả 2 việc này đều cần phải có sự chọn lọc thông tin, hay chọn lựa người tiếp nhận một cách kỹ càng. Chỉ 1 thứ bị sai lệch, hậu quả gây ra vô cùng lớn.

Với mình chia sẻ kinh nghiệm chỉ đơn thuần là những trải nghiệm để các bạn tham khảo. Nhưng khi đã gọi là dạy, bạn phải trả tiền cho nó thì bạn có quyền được tiếp nhận những kiến thức chắc lọc mà chính bản thân người dạy đã áp dụng tốt trong công việc của họ.

Vì thế, mình chỉ dạy khi mọi thứ thật sự sẵn sàng!

đọc thấy hay? share ngay cho bạn bè cùng đọc

Nhận 5 bài viết hot nhất về Sáng tạo và Tư duy.

    và nhận thông báo khi có bài viết mới.

    Tiếp tục đọc

    Working

    January 22, 2024 - 15 phút đọc

    10 Mặt trái của việc phát triển thương hiệu cá nhân

    close-sound-svg
    heart-svg
    hand-svg
    eye-svg
    hit-left-svg
    hand.svg hand.svg
    oval-default oval-designing oval-writing
    loading

    to tell you a better story.
    I prefer you visit my site on
    the desktop.

    music brings emotion
    so turn it on for your best
    experience.

    having a great idea to share?

    or want to have a cup of coffee and chit chat, just drop me a message.

    drop me a message to

    I use cookies to ensure that I give you the best experience on my website. If you continue to use this site I will assume that you are happy with it.