I update my dribbble more frequently. Please go there to see more.

Bạn đang  đọc các blog của mình.  English version is on Medium
  • grid-interface
  • bullet-list

Living, Working.

February 14, 2022 - 9 phút đọc

4 cấp độ của sự lắng nghe

When you talk, you are only repeating what you already know. But if you listen, you may learn something new

- Dalai Lama

Tạm dịch: Khi nói, bạn chỉ đang lặp lại thứ bạn vốn đã biết. Nhưng khi lắng nghe, có thể bạn sẽ học được điều gì đó mới.

Sự lắng nghe giúp chúng ta tăng nhận thức đối với thế giới xung quanh. Khi nghe thấy tiếng mèo kêu ở gần tủ lạnh, điều đó nghĩa là nó đang muốn patê. Khi nghe thấy ai đó đang hét lên, có lẽ họ đang cần sự giúp đỡ hoặc đơn giản chỉ đang bị bất ngờ.

Sự lắng nghe hỗ trợ hiệu quả cho việc học tập và phát triển bản thân. Không dừng lại ở đó, giữa mối quan hệ của người và người, lắng nghe đúng cách còn giúp ta hiểu được người khác hơn, xây dựng được lòng tin và tạo những mối quan hệ vững vàng.

Và Sự lắng nghe cũng như những kỹ năng khác, nó cần được phát triển từ những cấp độ dễ cho tới khó hơn, cùng với sự thực hành liên tục mỗi ngày. Hy vọng bài viết này sẽ là tài liệu tham khảo giúp các bạn hình dung được các cấp độ của sự lắng nghe, để thực hành và nhận ra mình đang ở đâu khi đang lắng nghe hàng ngày.

Các cấp độ này là: Tai, Tim, Tâm trí, Toàn vẹn


Level 1: Lắng nghe bằng đôi Tai

Sự lắng nghe thụ động – một cấp độ cơ bản của mọi người, có đôi tai bình thường.

Con người chỉ có một cái miệng, nhưng lại có 2 cái tai.

Có thể vì mục đích giữ cho loài người an toàn mà tiến hóa chỉ tạo ra một cái miệng cho bớt ồn ào, và luôn vảnh 2 tai lên nghe ngóng xem có con thú nào đang rình rậm xung quanh. Vì thế, chúng ta luôn phải nghe âm thanh từ môi trường một cách bị động, quá nhiều âm thanh sẽ khiến não bộ trở nên xao nhãn.

Nhất là khi đang trong một cuộc đối thoại, lớp học, workshop,… Để có thể tiếp thu những thông tin có giá trị, ta cần phải bắt đầu tập trung và chọn lọc những âm thanh chưa thông tin phù hợp.

Vượt qua được cấp độ này rất đơn giản, chỉ cần ta bắt đầu để Tâm vào những điều cần phải nghe.


Level 2: Lắng nghe bằng Tâm trí

Lúc này sự lắng nghe đã bắt đầu chủ động. Tuy nhiên, đây cũng là cấp độ tạo ra nhiều sự rắc rối nhất, đặc biệt giữa các mối quan hệ là bởi vì:

  • Khi lắng nghe bằng một tâm trí đóng (Close Minded): với tâm thế sẵn sàng để phát xét và lên tiếng khi có điều gì cho là không đúng với mình.
  • Khi lắng nghe bằng một tâm trí mở (Open Minded): hiểu rằng mọi thứ chỉ là góc nhìn quan điểm (Point of View), không có sai và đúng. Ta tập trung vào việc tìm kiếm những dữ kiện thực tế (Fact) để xác định góc nhìn nào phù hợp hơn.

Nhưng dù là nghe bằng tâm trí nào, thì ở cấp độ này ta luôn sẵn sàng để nói, vì tâm trí liên tục sử dụng các dữ liệu đã có, cùng quá trình logic hóa các thông tin và cho ra kết luận.

Và thật khó mà kìm nén để không nói ra ngay kết luận đó:

  • Bạn sai rồi, anh ta là người tốt, nên nếu anh ta làm điều đó thì là do bạn đã làm gì đó không phải với ảnh. Thử nhớ xem mình đã làm gì rồi?

Hoặc sẽ là:

  • Bạn có chắc là anh ta cố tình làm điều đó không? Bạn đã thử nói chuyện và tìm hiểu lý do với anh ta chưa? Biết đâu có sự hiểu lầm thì sao?

Khi bạn nghe và nói bằng một tâm trí mở, mặc dù có thể cung cấp những điều phù hợp cho hoàn cảnh của người đang tâm sự với bạn. Nhưng liệu đó có phải là thứ họ thật sự cần lúc này? Và có chắc mục đích họ nói ra tâm tư là để tìm kiếm lời khuyên?

Vì đôi khi, cái họ cần đơn giản chỉ là sự đồng cảm từ người khác, chứ không phải là giải pháp cho vấn đề của mình.


Level 3: Lắng nghe bằng trái Tim

Đây là lúc chúng ta nghe bằng sự đồng cảm.

Một cấp độ khó chủ động, và cũng không dễ dàng để đạt được. Bởi vì nó cần kết nối bằng cả trái tim và tâm trí giữa người nói và người nghe.

Ta dựa vào trải nghiệm của bản thân, đặt mình vào hoàn cảnh của người nói, đưa những cảm xúc tương tự từng có trở về.

Ta mở cửa trái tim, chấp nhận nó bị tổn thương vì những điều đang được nghe, vì ta cảm thấy mối liên kết với người đối diện thật mạnh mẽ.

Ta thấy nhịp tim bắt đầu thay đổi, như có thể đồng bộ mạch đập với người nói, để cùng cảm nhận nỗi đau, sự xấu hổ, niềm hân hoan, sự hạnh phúc.

Rồi sau cùng, ta biết người đối diện thật sự cần điều gì để cho họ.

  • Họ có thể cần một cái ôm
  • Họ có thể cần một nụ cười
  • Họ có thể cần sự im lặng

Cần có rất nhiều sự nỗ lực và quan tâm để đạt được cấp độ này, nhưng phần thưởng là mối quan hệ của người nói và người nghe có thể sẽ xích lại và bền chặt với nhau hơn.


Level 4: Lắng nghe bằng sự Toàn vẹn

Toàn vẹn là bao gồm các cấp độ trên và đi sau hơn xuống ý chí cá nhân của mỗi người.

Mình có niềm tin là thứ tạo ra sự khác nhau ở trải nghiệm của mỗi người là những câu chuyện về thế giới được kể bằng những cách khác nhau.

Tính độc bản của những câu chuyện này tạo ra những vũ trụ riêng lẻ tồn tại bên trong từng cá thể với những quy tắc vận hành khác nhau. Khi 2 người xây dựng mối quan hệ, cũng là khi 2 vũ trụ này bắt đầu gặp nhau, lúc này sẽ xảy ra xung đột các quy tắc vận hành.

  • Có những mối quan hệ thân thiết, gắn bó – khi quy tắc thay đổi rồi xung đột – làm tan vỡ.
  • Có những mối quan hệ ban đầu không ưa nhau – khi hiểu hơn, bắt đầu thây chung các giá trị – lại trở nên gắn bó.

Cần rất nhiều sự dũng cảm, để người nghe bắt đầu mở ra vũ trụ của mình, khi đó không chỉ còn dừng lại sự đồng cảm, mà có thể bật tín hiệu để người nói mở nhiều hơn vũ trụ của họ.

Và đó là tiền đề cho một mối quan hệ vững bền…

The most important thing in communication is hearing what isn’t said

- Peter Drucker

Tạm dịch: Điều quan trọng trong giao tiếp là lắng nghe những điều không được nói ra.

Thật khó để mô tả rõ ràng ở cấp độ này, nên mình rất muốn được nghe thêm ý kiến cũng như cách hiểu từ mọi người để có thể hoàn thiện khái niệm này tốt hơn.


Những suy nghĩ cuối cùng

Hiện tại, mình đang bắt đầu nâng cấp sự lắng nghe ở cấp độ 2 từ Close một phần/Open một phần sang Open hoàn toàn.

Cũng đôi khi, mình dễ dàng đạt được cấp độ 3 với những người mình dành sự quan tâm đặc biệt, nhưng vẫn chưa thể chủ động khi mình muốn.

Mình cảm thấy may mắn, khi đã từng đạt được cấp độ 4 với đứa trẻ năm 11 tuổi ở bên trong mình. Đó thật sự là một trải nghiệm tuyệt vời, nó liên kết rất nhiều nỗi đau trong quá khứ với cách nghĩ và những hành động ở hiện tại. Nó đã tạo ra cơ hội để mình biến đổi và thấy rõ ràng hơn cần phải làm gì để tiếp tục phát triển bản thân.

Còn bạn, vũ trụ của bạn đang nói điều gì?

đọc thấy hay? share ngay cho bạn bè cùng đọc

Nhận 5 bài viết hot nhất về Sáng tạo và Tư duy.

    và nhận thông báo khi có bài viết mới.

    Tiếp tục đọc

    Working

    January 22, 2024 - 15 phút đọc

    10 Mặt trái của việc phát triển thương hiệu cá nhân

    close-sound-svg
    heart-svg
    hand-svg
    eye-svg
    hit-left-svg
    hand.svg hand.svg
    oval-default oval-designing oval-writing
    loading

    to tell you a better story.
    I prefer you visit my site on
    the desktop.

    music brings emotion
    so turn it on for your best
    experience.

    having a great idea to share?

    or want to have a cup of coffee and chit chat, just drop me a message.

    drop me a message to

    I use cookies to ensure that I give you the best experience on my website. If you continue to use this site I will assume that you are happy with it.