to tell you a better story.
I prefer you visit
my site on
the desktop.
Psychology principles based on Human’s Emotions
Một thiết kế tốt là một thiết kế có thể tạo ra nhiều cảm xúc cho người dùng.
Tuy nhiên những người thiết kế như chúng ta lại đang đứng trong thời kỳ cực kì thử thách khi mà thế hệ người dùng ngày nay có đòi hỏi về mặt cảm xúc hơn hẳn trước ngày xưa. Vì công nghệ đã khiến cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Và việc tạo ra cảm xúc cho người dùng cũng ngày một khó hơn. Trước đây 1 physical product có thể thông qua 5 giác quan của con người để tạo ra cảm xúc, thì digital lại chỉ là những thao tác khô khan trên màn hình thiết bị, kèm với một chuỗi các service theo sau đó.
Do đó, chúng ta cần phải có sự hiểu biết chuyên sâu hơn về từng loại cảm xúc, và các nguyên tắc tâm lý có thể tạo ra chúng.
1. Các loại cảm xúc chính của con người:
1.1 Happiness
Sự hạnh phúc, đây là dạng cảm xúc mà con người phấn đấu để đạt được nhiều nhất. Nó là sự kết hợp của: sự mãn nguyện, niềm vui, vừa ý, được hài lòng và an toàn.
Đây là cũng là cảm xúc mà các nhà thiết kế muốn tạo ra nhiều nhất. Khi user hài lòng với chất lượng dịch vụ, họ sẽ quay trở lại.
1.2 Sadness
Sự buồn bả đặc trưng bởi: sự thất vọng, đau buồn, vô vọng, không được quan tâm và nản chí.
Chúng ta cần tránh tạo ra cảm xúc này, dù đôi khi nó là 1 công cụ để tạo ra Peak End đáng nhớ cho người dùng hoặc kêu gọi sự cảm thông.
1.3 Fear
Sự sợ hãi là một loại cảm xúc mang tính chất sinh tồn. Nó đẩy mạnh các giác quan và não bộ buộc chúng ta phải đưa ra quyết định hành động kịp thời.
Cảm xúc này là một mảnh tài nguyên màu mỡ cho designer khai thác, để khiến cho user làm những hành động mà doanh nghiệp muốn. Chẳn hạn như đặt ngay căn phòng cuối cùng trong ngày, mua chiếc áo với giá rẻ nhất trong khung giờ vàng.
1.4 Disgust & Anger
Sự chán ghét và phẫn nộ, đây là cặp cảm xúc tạo ra sự không tin tưởng – rời bỏ từ user.
Để tránh tạo ra 2 loại này, designer cần phải nghĩ ra được thật nhiều Negative Scenario. Nghĩa là khi thiết kế 1 flow, hãy cố gắng nghĩ ra càng nhiều trường hợp lỗi càng tốt, không chỉ ở khía cạnh digital mà còn physical interaction.
5. Surprise
Sự ngạc nhiện, trong design còn có 1 thuật ngữ gọi là “Wow Factor”. Nó có thể là tích cực, tiêu cực hoặc trung tính. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng con người thường chú ý quá nhiều vào những sự kiện khiến cho họ bất ngờ. Và có xu hướng nhớ những sự kiện này lâu hơn.
Đây chính là nơi có thể tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Designer cần vận dụng năng lực sáng tạo của mình để tạo ra những “điểm cao trào” đáng nhớ cho sản phẩm.
2. Các cấp độ tạo ra cảm xúc:
Con người hình thành cảm xúc với một đối tượng ở ba cấp độ: visceral (nội tạng), behavioral (hành vi) và reflective (phản xạ).
2.1 The Visceral emotional: “how a user wants to feel”
Ở cấp độ đầu tiên, cảm xúc được hình thành từ những phản ứng đầu tiên về thẫm mỹ và chất lượng của sản phẩm, thông qua thị giác và tương tác.
Một vài principles: Proximity, Focal Point, Figure-Ground,…
Đây là tầng chủ yếu được handle bởi các bạn UI Designer. Xem bài viết chi tiết về The Visceral emotional
2.2 The Behavioral emotional: “what a user wants to do”
Ở cấp độ này, cảm xúc được hình thành thông qua tính khả dụng của sản phẩm, nghĩa là các chức năng có hoạt động tốt, và user có mất nhiều thời gian để học cách sử dụng chúng hay không.
Principles: Goal gradient effect, Speak-easy effect, Hick’s Law,…
Handle bởi UX Designer. Xem bài viết chi tiết về The Behavioral emotional
2.3 The Reflective emotional: “who a user wants to be”
Đây chính là tầng chạm vào trái tim người dùng, người làm sản phẩm cần quan tâm tới cuộc sống của họ thay đổi ra sao sau khi sử dụng sản phẩm. Xây dựng một mối quan hệ lâu dài bằng cách khiến người dùng ghi nhớ và đẩy cao ham muốn sử dụng sản phẩm.
Principles: Cocktail Party Effect, Gamification, …
Handle bởi UX Designer, Business Owner, Marketing,…
đọc thấy hay? share ngay cho bạn bè cùng đọc