to tell you a better story.
I prefer you visit
my site on
the desktop.
Những kỹ năng ngoài chuyên môn giúp bạn tốt hơn trong Design
Vì sao một người học rất giỏi trong trường học, khi ra đời làm việc lại không suôn sẻ?
Vì sao một người chăm chỉ làm việc, luôn cố gắng hết mình lại tiến bộ một cách chậm chạp?
Vì sao một người đọc nhiều sách vở, nhưng tới khi bắt tay vô làm lại hoàn thành một cách khó khăn?
Thứ tạo ra sự khác biệt này hiểu một cách đơn giản là “năng lực” mỗi người mỗi khác nhau. Nhưng để tìm ra cách phát triển năng lực, trước chúng ta cần phải hiểu năng lực là gì.
Những năm qua ở GEEKUp, các thành viên senior ở công ty luôn tìm kiếm những framework, cách thức để có thể làm tốt hơn trong vai trò đào tạo các bạn mới. Thử qua nhiều cách thức khác nhau, chúng tôi tạm thời dừng lại ở một khái niệm phù hợp nhất.
Năng lực là sự tổng hợp những thuộc tính cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và bảo đảm những hoạt động đó có thể đạt được những kết quả cao. Năng lực được tạo ra thông qua 3 thứ: Knowledge, Skill và Attitude.
Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ nhắc vào phần kỹ năng-ngoài chuyên môn nếu bạn nào quan tâm hơn, có thể search key word: KSA model trên google.
Dựa vào kinh nghiệm cá nhân, tôi sẽ liệt kê một vài kỹ năng-ngoài chuyên môn theo thứ tự quan trọng giảm dần:
- Kỹ năng tự học: với tôi đây luôn là kỹ năng quan trọng nhất. Trong thời đại mà mọi thứ thay đổi tới chóng mặt, chỉ cần dừng tiếp thu kiến thức 1 năm là chúng ta đã bị tụt hậu.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: thiết kế nhìn chung là quá trình tìm ra giải pháp phù hợp cho từng vấn đề riêng biệt. Làm thế nào để xác định được vấn đề cần giải quyết, và giải quyết nó một cách hiệu quả nhất? Đây là một kỹ năng không thể thiếu ngày nay.
- Kỹ năng giao tiếp: nếu không thể truyền tải những kiến thức chuyên môn tới cho người ngoài chuyên môn hiểu. Chúng ta sẽ khó mà thuyết phục người khác về giải pháp thiết kế của mình.
- Kỹ năng cân bằng cảm xúc: đây là một việc khó, nhưng bắt buộc. Chúng ta không thể cứ làm việc theo hứng và đòi hỏi luôn ở trong điều kiện tốt nhất được.
- Kỹ năng quản lý công việc: ở đây là những việc quản lý quỹ thời gian và sắp xếp mức độ ưu tiên cho từng đầu việc cần làm.
- Kỹ năng hình thành các thói quen tốt: việc tự hình thành cho bản thân những thói quen tốt tôi biết là rất khó. Nhưng những thói quen tốt sẽ giúp cuộc sống của bạn dễ dàng hơn rất nhiều. Muốn giảm cân? hãy tập chạy bộ trong 3 tháng là sẽ biết.
- Kỹ năng viết lách: tôi đã bắt đầu tập viết từ cách đây không lâu. Nhưng việc viết xuống những suy nghĩ trong đầu rõ ràng giúp tôi hệ thống kiến thức của mình tốt hơn, khi cần có thể xem lại nhanh hơn. Suy nghĩ mạch lạc, và cũng giúp được nhiều người hơn khi họ đọc bài của mình.
- Kỹ năng quan sát: là một công cụ hữu hiệu giúp chúng ta nhìn ra được bản chất của vấn đề. Đồng thời khi ở trong một hoàn cảnh nào đó, quan sát sẽ giúp chúng ta phản ứng với tình huống tốt hơn.
- Kỹ năng làm việc nhóm: không một ai có thể làm tốt mọi việc, nhưng một nhóm người thì có thể. Để giải quyết những vấn đề lớn, chúng ta cần phải có một team.
- Kỹ năng tập trung: tôi biết có nhiều bạn thích multi task, bản thân tôi cũng thế. Nhưng có một sự thật không thể chối cãi là càng thiếu tập trung, chúng ta càng dễ phạm sai lầm.
Vẫn còn vô số các kỹ năng khác quan trọng không kém, nhưng tôi tạm thời dừng ở đây và hy vọng có thể cung cấp cho các bạn một check list cho việc phát triển bản thân. Sau này, tôi sẽ viết chuyên sâu hơn về cách thức để phát triển từng loại kỹ năng này.
Nếu có bất kỳ kỹ năng-ngoài chuyên môn nào khác mà bạn thấy chúng quan trọng, hãy comment ở bên dưới!
đọc thấy hay? share ngay cho bạn bè cùng đọc