to tell you a better story.
I prefer you visit
my site on
the desktop.
Freelancer, báo giá thế nào cho đúng!
- Thời gian qua, H liên tục phải tư vấn cho nhiều bạn freelancer về vấn đề chi phí khi đi khách. Nên sẵn hôm nay, H chia sẻ một status về vấn đề này hy vọng sẽ ít nhiều giúp mọi người có sự cân nhắc hợp lý cho bản thân.
- Trước tiên, bỏ qua một số yếu tố phụ thì việc báo giá phụ thuộc vào 3 thứ:
- 1. Vị trí của mình (tức là kỹ năng, số năm kinh nghiệm, mức thu nhập cứng hàng tháng).
- 2. Khối lượng công việc mình cần phải làm trong dự án.
- 3. Bản thân có thể vui vẻ tập trung toàn bộ công sức để đầu tư vào dự án.
[Vị Trí]: Bạn có thể lấy mức thu nhập cứng chia ra để xác định được hourly rate của mình rồi cộng thêm 20 – 50% tuỳ theo năng lực bản thân. Vì sao % này có sự khác biệt, lý do là có nhiều bạn trẻ bây giờ có năng lực tốt nhưng chưa tìm được công ty có mức lương đúng với nó. Do vậy, + thêm 20% hay 50% phụ thuộc vào mức độ tự tin của bản thân.
HÃY TỰ TIN NHƯNG ĐỪNG ẢO TƯỞNG!
[Khối lượng công việc]
- Tuyệt đối không Optimize work hours trước khi chưa hiểu rõ và chốt brief với khách hàng. Tránh bị khách hàng qua mặt với kiểu nâng bi thường thấy “cái này dễ lắm em, đơn giản òm à! Trình em làm cỡ 30 giây”, khiến phát sinh sự khó chịu và cảm giác bị bốc lột về sau dẫn đến chất lượng cũng không bảo đảm.
- Sau khi xác định và yêu cầu KH confirm với khối lượng công việc được chia rõ ràng, chi tiết. Ví dụ:a/ Logo (gửi trước 3 options, nếu không chốt được sẽ gửi tiếp thêm 2 opts nữa. Tổng cộng là 5) = xx giờ. b/ Logo guideline (Sample http://linksample.comhttp://linksample.com) = xx giờ.Lấy số giờ x hourly rate = Price. Như vậy, trong quá trình làm nếu phát sinh thêm hạng mục thì cứ tính thêm số giờ làm việc cho dễ tính tiền. Nghe có vẻ rườm rà, nhưng khách hàng nước ngoài đặc biệt thích cách làm việc này vì rõ ràng và minh bạch.
CHỊU CỰC TRƯỚC, SAU CHỊU KHỔ CŨNG ĐỠ HƠN!
[Em vui là được có phải không?]
Sau khi tính toán hai điều trên, có thể giá mình đưa ra dội cao hơn so với budget của KH. Lúc này, bản thân cần cân nhắc các yếu tố như:a/ Mình đang rảnh, có làm có thêm.b/ Dự án này budget không cao, nhưng KH khá thoải mái giúp mình có thêm một showcase đẹp cho portfolio.c/ Mình sẽ học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ dự án này.d/ Anh client đẹp trai, cao to lại độc thân. Nhân cơ hội này, cố tính kéo dài giờ làm việc để lửa gần rơm lâu ngày cũng cháy.và e, f, g, h … 24 bảng chữ cái thuộc về yếu tố cảm tính nữa. Nhưng quan trọng là nó phải trả lời được việc: “Mình có dồn tâm huyết vào dự án này không?”.Có như vậy, chất lượng cuối cùng nó mới tốt. Và mình cũng không bị rơi vào tâm trạng chán nản, trì hoãn chậm trễ dự án và mất uy tín với khách hàng.
VỚI FREELANCER, CHỮ TÍN NÓ NHƯ SINH MẠNG. MỘT CÔNG TY CÓ THỂ BỎ VÀ LẬP CÔNG TY KHÁC. NHƯNG BẠN KHÔNG THỂ SINH RA LẠI MỘT LẦN NỮA!
Lời kết: báo giá nó là một quá trình đấu tranh với bản thân, và cân não với khách hàng. Tốt nhất là giống H, làm 1 – 2 chai bia rồi báo. Cuộc đời nở hoa hoặc húp cháo thì hên xui.
đọc thấy hay? share ngay cho bạn bè cùng đọc