to tell you a better story.
I prefer you visit
my site on
the desktop.
Để giữ lửa, bạn cần có “văn hoá”.
Trong vài năm vừa qua tôi thấy được rất nhiều trường hợp đáng tiếc của các bạn vừa bắt đầu đi làm. Xuất phát điểm là những cá nhân giỏi giang với một ngọn lửa xục sôi bên trong, muốn tìm được môi trường để thử thách và cống hiến. Nhưng rồi các bạn lại vào startup, hoặc công ty truyền thống với văn hoá làm việc “độc hại”.
Tội gọi đó là “Traditional Career”, ở cái thế giới cũ của hệ thống phân cấp, nơi ngập ngụa trong quy trình và thủ tục, nơi mà một người ở phía sau có nhiều quyền quyết định hơn hết thẩy các người còn lại. Trong workshop thứ 5 vừa rồi của anh Tùng Jacob ở GEEK UP, anh có nhắc tới một điều rất hay ở TGDD đó là giao nhiều quyền lực hơn cho các nhân viên ở tuyến trước – nơi chiến trường. Điều này tuy nhỏ, nhưng lại là một minh chứng cho sự hiệu quả của mô hình “Flattening Management Structure”. Khái niệm quản lý mới được Elon Musk áp dụng ở Tesla.
Đi theo cách truyền thống, nếu bạn may mắn khi gặp một người “sếp” tài giỏi, có tầm nhìn và thương mến nhân viên (như ông sếp Khoa của tôi) thì bạn đã trúng số được cơ hội phát triển sự nghiệp. Nhưng tiếc là những dạng “sếp” này đang dần bị nền kinh tế thị trường, cạnh tranh làm cho tuyệt chủng. Những đối tượng còn lại, mà tôi gọi là “CEO con buông” chỉ chăm chăm vào sự hiệu quả – lợi nhuận, vắt kiệt sức lao động của nhân viên và dễ dàng thay thế bạn khi cần thiết. Chỉ cần 2 lần bị dội nước như thế thì ngọn lửa bên trong các bạn có mạnh cỡ nào cũng sẽ lụi tàn.
Dưới đây là một vài cách để giúp các bạn có thể thấy được văn hoá một công ty sớm nhất:
1. Hãy tìm thông tin về công ty từ các nguồn không chính thống trên internet:
Không chính thống nghĩa là không đến từ những nguồn do công ty đấy chuẩn bị. Hãy tìm trên các diễn đàn, lời bình luận, mạng xã hội xem mọi người đang nói gì về công ty đấy. Những thông tin này sẽ cung cấp thêm cho bạn rất nhiều insight, những khía cạnh khác về công ty không được nhắc tới.
Hãy tìm xem những người đang làm tại công ty đó thể hiện gì trên MXH. Một người sẽ dành tới 1/3 thời gian của họ tại văn phòng, nên nếu họ không hạnh phúc trong công việc có thể là do môi trường công ty không tạo ra được điều đó.
2. Nếu có thể, hãy tham quan văn phòng:
Trăm nghe không bằng mắt thấy, hãy quan sát xung quanh và mọi thứ dễ dàng hiện ra trước mắt.a
“Tôi nghĩ cái này chúng ta cần phải làm vậy nè, bởi vì cái này có lợi là…” Nếu bạn có thể nghe được những đoạn hội thoại dạng như này, thì có thể đây là một môi trường thảo luận mở, các thành viên luôn có cơ hội để trình bày suy nghĩ của mình.
Nhìn thử không gian cá nhân của mọi người, những góc chung dành riêng cho các chức năng như: đọc sách, nghe nhạc… Điều này có nghĩa công ty khuyến khích nhân viên có tiếng nói và tính cách của riêng mình.
3. Khi phỏng vấn, sự chia sẻ phải đến từ hai chiều:
Khi bạn trả lời những thông tin ngoài công việc như thói quen, sở thích,… hãy quan sát thái độ lắng nghe từ người phỏng vấn mình. Nếu đồng nghiệp tương lai không thật sự quan tâm tới những thứ tạo lên con người bạn. Tôi không nghĩ họ sẽ quan tâm tới sự phát triển của bạn. Nếu họ quan tâm thật sự, đây sẽ là những cuộc chia sẻ 2 chiều hấp dẫn.
4. Nếu người phỏng vấn của bạn cũng căng thẳng như bạn:
Có nhiều lý do cho điều này, nhưng phần lớn là xuất phát từ việc họ xem phỏng vấn bạn là một nhiệm vụ trong công ty cần hoàn thành. Thay vì đang tìm kiếm những đồng đội kề vai sát cánh trong tương lai. Điều này có thể là một dấu hiệu cho thấy công ty có nhiều áp lực thay vì động lực.
5. Chuyên môn và Tính cách:
Nếu người phỏng vấn bạn chỉ chăm chăm hỏi những câu liên quan tới chuyên môn, chứ không dựa vào những thông tin trên CV làm gợi ý để hỏi những công việc sâu sắc hơn. Có thể là họ chỉ đang tìm kiếm những người có kỹ năng để hoàn thành công việc thay vì đồng đội.
6. Người phỏng vấn bạn có yêu công ty hay không:
Hãy tận dụng lúc có thể hỏi, đặt những câu hỏi để tìm hiểu xem người đang pv bạn có yêu công ty của họ hay không. Nhân viên không hạnh phúc sẽ làm cho nơi làm việc không hạnh phúc. Hãy cẩn thận vì nó có thể là hình ảnh tương lai của chính bạn khi vào đây.
Những cách trên có thể không phản ánh chính xác nhất văn hoá của một công ty, nhưng ít nhiều cũng sẽ giúp các bạn có thể ngờ ngợ đoán ra môi trường sắp tới sẽ dấn thân vào.
Và để giữ được ngọn lửa của mình, hãy chọn một môi trường làm việc có văn hoá…
“Having a great work culture is not an option – It’s a necessity”
Ms. Vani Kola
đọc thấy hay? share ngay cho bạn bè cùng đọc