I update my dribbble more frequently. Please go there to see more.

Bạn đang  đọc các blog của mình.  English version is on Medium
  • grid-interface
  • bullet-list

Living.

June 14, 2020 - 8 phút đọc

Critical Thinking – Không chỉ là tư duy phản biện

Xin lỗi vì đã mất khá lâu mới có thể tiếp tục chuỗi bài về các kỹ năng ngoài chuyên môn. Thật sự Critical Thinking là một kỹ năng khó để giải thích, khi mà nó vẫn chưa có một định nghĩa chuẩn trên thế giới.

Khi dịch về tiếng việt Critical Thinking được gọi là “Tư duy phản biện” – cá nhân tôi thấy từ phản biện chưa chính xác và dễ gây hiểu nhầm đây là kỹ năng để “Tranh cãi”.

Tuần trước, tôi và các bạn ở GEEK Up đã được xem phim “12 Angry Men” được truyển thể từ vở kịch cùng tên của tác giả Reginald Rose. Đúng là 1 bộ phim tuyệt vời về Critical Thinking, vì thế tôi quyết định sẽ viết những cảm nhận về nó thay cho 1 bài thuần túy về kỹ năng.

CẢNH BÁO CÓ SPOIL – Nếu bạn chưa xem, hãy tạm dừng lại ở đây và quay lại sau khi xem nhé!

Nội dung bộ phim xoay quanh cuộc thảo luận bỏ phiếu của 12 bồi thẩm đoàn, nhằm đưa ra phán quyết có tội hay vô tội cho một đứa trẻ da màu, bị buộc tội đã giết cha ruột của nó. Phán quyết có hiệu lực chỉ khi có đủ 12 lá phiếu đồng thuận. Và đây là toàn bộ những gì tôi học được sau khi bộ phim kết thúc:

  • Đừng quan tâm người nói là ai, chỉ quan tâm họ nói cái gì: điều thú vị của bộ phim bắt đầu với chi tiết người host đưa ra đề nghị mọi người hãy ngồi theo số thứ tự của mình trong danh sách. Với tôi đây là một yếu tố cực kỳ khéo léo của tác giả, tránh việc người nghe bị Bias vì định danh của người nói.
  • Tâm lý số đông rất nguy hiểm, khi mọi người không nghĩ tới hậu quả: ngay khi bắt đầu bỏ phiếu đã có 6 người nhanh chóng đưa tay có tội, 5 người còn lại chần chừ và cũng đưa tay vì áp lực số đông. Chỉ có vị #8 phủ quyết với lý do “cần phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn vì đây là sinh mạng của một con người”.
  • Đồng cảm là sự suy xét cẩn thận để đặt bản thân mình vào hoàn cảnh của người kia, không phải là thương cảm họ: vị #8 đã trầm tư khá lâu bên cửa sổ để suy nghĩ về hoàn cảnh của đứa trẻ trước khi tham gia vào cuộc bình chọn.
  • Cần phải phân biệt được giữa Kinh nghiệm và Định kiến: trải nghiệm nhiều sẽ giúp chúng ta tích lũy kinh nghiệm, nhưng cũng hình thành vô số định kiến. Khi người ta có thái độ định kiến, họ thường có xu hướng xem tất cả những ai thuộc về một nhóm nhất định đều “như nhau cả” và thường là tiêu cực.
  • Chú ý vào chi tiết – Phân tích toàn ngữ cảnh: vị #8 đã đưa ra những quan điểm hoàn toàn thuyết phục khi nhận ra vết sẹo trên mũi của nữ nhân chứng chứng tỏ bà là người có vấn đề về thị lực, hay cái chân tập tễnh của nam nhân chứng còn lại.
  • Cho người khác cơ hội để giải thích lập trường của họ: cách tốt nhất để thuyết phục người khác là bắt đầu từ quan điểm của chính họ.
  • Chấp nhận sự thật ngay cả khi nó khác với niềm tin của mình: chấp nhận mình sai và thay đổi còn hơn là cứ bám vào cái sai đó một cách cứng đầu.
  • Nổi giận giúp bạn dễ chịu ngay tức khắc, nhưng sẽ khiến bạn thua cả cuộc tranh luận: rõ ràng những người kiên định và bình tĩnh là những người có thể đưa ra những quan điểm ảnh hưởng nhất.
  • Khi đứng giữa những sự lựa chọn không thể biết chính xác đúng sai, hãy tin vào trực giác của mình: tôi không chắc điều này có hoàn toàn đúng hay không, nhưng niềm tin có thể tạo ra sức mạnh. Vì thế, hãy tin vào những thứ tốt đẹp.

Còn bạn, nếu đã xem bộ phim này thì điều gì đã khiến cho bạn ấn tượng nhiều nhất về nó?

đọc thấy hay? share ngay cho bạn bè cùng đọc

Nhận 5 bài viết hot nhất về Sáng tạo và Tư duy.

    và nhận thông báo khi có bài viết mới.

    Tiếp tục đọc

    Working

    January 22, 2024 - 15 phút đọc

    10 Mặt trái của việc phát triển thương hiệu cá nhân

    close-sound-svg
    heart-svg
    hand-svg
    eye-svg
    hit-left-svg
    hand.svg hand.svg
    oval-default oval-designing oval-writing
    loading

    to tell you a better story.
    I prefer you visit my site on
    the desktop.

    music brings emotion
    so turn it on for your best
    experience.

    having a great idea to share?

    or want to have a cup of coffee and chit chat, just drop me a message.

    drop me a message to

    I use cookies to ensure that I give you the best experience on my website. If you continue to use this site I will assume that you are happy with it.