I update my dribbble more frequently. Please go there to see more.

Bạn đang  đọc các blog của mình.  English version is on Medium
  • grid-interface
  • bullet-list

Living.

June 19, 2023 - 9 phút đọc

Từ sông rộng kiến thức đến biển sâu trí tuệ

Nếu xem sự hiểu biết của con người là một đại dương rộng lớn, thì nguồn nước được cung cấp bởi bốn con sông: Kiến thức, Kinh nghiệm, Thông minh và Trí tuệ. Chúng có sự kết thông với nhau, nhưng cũng đồng thời tự có dòng chảy riêng ra biển.

Chúng ta thường gặp bối rối khi gặp phải 4 dòng chảy phức tạp, trộn lẫn trong nỗ lực tìm cách mở rộng sự hiểu biết vì muốn cải thiện cuộc sống.

Dấu hiệu của sự rối bời này là những câu hỏi như:

  • Tại sao tôi cần phải đọc sách?
  • Tôi có nên đi du lịch nhiều hơn?
  • Tự thấy mình sinh ra đã không thông minh, phải làm sao để thành công?
  • Làm thế nào để ra quyết định khôn ngoan hơn?

Bạn yên tâm, đây là những dấu hiệu đáng vui mừng, vì lúc chúng ta bắt đầu trăn trở đặt câu hỏi, cũng là khi ta dần thấy rõ đại dương hiểu biết của chính mình.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian cho câu trả lời với những hiểu biết mà mình sắp chia sẻ. Hãy bắt đầu bằng các khái niệm: Kiến thức, Kinh Nghiệm, Thông minh và Trí tuệ


1. Kiến thức

Là tập hợp những thông tin, sự thật, lý thuyết và sự hiểu biết về thế giới mà ta có được thông qua học hỏi, nghiên cứu và trải nghiệm.

Có thể xem nó như là một thư viện rộng lớn, mà người ngoài sẽ không thể biết trong đó có gì, chỉ bạn mới biết được tồn tại cuốn sách “10 cách để thuyết phục con mèo đen nhà bạn” được cất ở kệ nào, hàng thứ mấy.

Ở thời đại này, con sông Kiến thức rất dễ và nhanh chóng bổ sung nguồn nước thông qua những cách như Google, Mạng xã hội,… Nhưng cũng vì thế mà nó cũng dễ bị ô nhiễm với những thông tin sai lệch, tiêu cực,…

Cách duy nhất để bảo đảm chất lượng nước là tự tạo ra bộ lọc thông tin cho tất cả các kênh: đọc sách có chọn lọc, fact check nội dung blog, theo dõi kênh uy tín,…


2. Kinh nghiệm

Một con sông gập ghềnh nhiều thác nước, có những đoạn mực nước dâng cao, ngược lại cũng có những nơi khô cằn, cạn đáy. Đó là sự thử thách, những khó khăn, những thành công và thất bại, những cuộc phiêu lưu và sai lầm tạo hình cuộc sống của chúng ta.

Trải nghiệm sống để lại cả kiến thức lẫn bài học, kiến thức thì đã được cất lại ở thư viện, nhưng bài học nếu không có sự quan sát, phân tích, đúc kết thì nó sẽ tan biến như bọt nước ở nơi chân thác. Thiếu đi bài học – thứ thay đổi hành vi, trải nghiệm sẽ không thể trở thành kinh nghiệm sống của bạn.

Mình đã có trải nghiệm xây dựng lều của người mông cổ, nhưng ko học được bài học gì để áp dụng vô cuộc sống sau này. Nên nó chỉ dừng lại là trải nghiệm.

Mình đã có trải nghiệm kẹt xe ở đoạn đường có xe lửa đi ngang lúc 7h. Lần sau mình sẽ cố đi sớm hơn, hoặc trễ hẳn 30 phút, đó là kinh nghiệm.

Đôi khi người khác cũng có thể chia sẻ nước ở con sông kinh nghiệm của họ cho bạn, hãy cẩn thận đón nhận và đưa về nhánh sông kiến thức với đầy đủ bộ lọc như đã nói.


3. Thông minh

Con sông này có hai nhánh phụ:

  • Nhánh Sinh học là mức độ hoạt động hiệu quả của não, gọi là chỉ số IQ
  • Nhánh Tư duy là năng lực xử lý thông tin dựa trên các kỹ năng công cụ: Tư duy hệ thống, tư duy phản biện,…

Ta có thể không cải thiện được trí thông minh sinh học, nhưng có thể tăng sự thông minh bằng cách học, hiểu và áp dụng nhiều lối tư duy khác nhau để cho ra phân tích hợp lý nhất.


4. Trí tuệ

Dòng sông này chỉ lấy một phần nước từ 3 con sông kia một cách cẩn thận, có giới hạn để tạo ra hệ thống những giá trị, niềm tin, quan điểm. Từ đó hình thành thái độ quyết định cách một người sẽ đối diện với hoàn cảnh sống hiện tại như thế nào: tích cực, tiêu cực, ranh mãnh, từ tốn, rộng rãi, chấp nhặt…

Trí tuệ không chỉ đơn giản là biết sự thật; nó là sự hiểu sâu sắc về ngữ cảnh của chúng, khả năng phân biệt đúng sai và khả năng đưa ra những quyết định đúng đắn.

Đó là sự kết hợp của kiến thức được biến thành hành động, kinh nghiệm được chắt lọc thành bài học cuộc sống và trí thông minh được định hướng có mục đích.


5. Làm rộng lớn biển hiểu biết bằng nguồn nước trí tuệ

Hiểu được các khái niệm này, chúng ta hãy thử quan sát lại những điều xung quanh:

  • Có nhiều bằng cấp, đọc nhiều sách, những thứ đại diện cho kiến thức không bảo đảm là ta sẽ thành công.
  • Có nhiều tuổi, bằng số năm trải nghiệm và kinh nghiệm, không bảo đảm là ta luôn đưa ra quyết định đúng đắn.
  • Có nhiều lời khen về sự thông minh, nhanh trí, không bảo đảm là ta sẽ luôn đạt được những điều ta muốn.

Chính vì thế, hãy nâng cấp mục tiêu mở rộng đại dương hiểu biết thêm một cấp độ nữa, đó là mở rộng nó bằng nhiều nhất có thể nguồn nước của sự trí tuệ.

Đến đây, mình không nghĩ bản thân có thể chỉ ra cho bạn cách tốt nhất để đạt mục tiêu trên. Nhưng nếu bạn đang tìm một cách để tham khảo, hãy thử cách mình đang áp dụng dưới đây:

Bước 1: Thu thập

Thu thập kiến thức từ tư liệu về một chủ đề đa dạng góc nhìn nhất có thể. Ví dụ như một chủ đề “May mắn”, mình đọc từ 8-10 cuốn đa lĩnh vực: triết học, tôn giáo, kinh tế học, khoa học,…

Thu thập kiến thức từ kinh nghiệm của người khác, điều gì đã xảy ra với người khác thì cũng có thể xảy ra với mình. Đặc biệt là từ những người đã có trí tuệ trong chủ đề đó.

Bước 2: Suy ngẫm

Dành thời gian để suy ngẫm, tiêu hóa những kiến thức đã thu thập được. Đối chiếu, kết nối, phân tích một cách hệ thống các góc nhìn lại với nhau, đúc kết ra những kết luận của riêng bạn.

Phần thú vị nhất của bước này đó là khi reflect lại những trải nghiệm trong quá khứ của bản thân, bạn sẽ nhận được những “Eureka moment”, đó là khi những bài học được thổi bay lớp bụi phủ kín. Ví dụ như bài học “Nhìn lên khi bắt đầu, nhìn xuống khi đang đi, và nhìn lại khi nghỉ ngơi.” trên hành trình tới EverestBasecamp, mình chỉ nhận ra lúc ngồi reflect lại toàn bộ chuyến đi khi đã về Việt nam.

Bước 3: Kể chuyện

Con người yêu thích những câu chuyện, và tâm trí của chúng ta được xây dựng theo hướng dễ tiếp thu sự khôn ngoan bằng những câu chuyện. Có thể kể chuyện bằng cách viết nhật ký, viết blog, hay nói chuyện với bạn bè,… mỗi lần như vậy là ta lại bắt đầu vòng lặp của bước 1 và 2. Bạn sẽ thấy, có những khi bài học hiện ra trong lúc bạn kể chuyện.

Không dừng lại ở đó, những bước hành động này cần kết hợp với một thái độ cân bằng của sự tò mò và khiêm tốn, vì:

  • Trí tuệ không thích những kẻ lười biếng, ngồi một chỗ chờ bài học tự xuất hiện.
  • Trí tuệ cũng không thích những kẻ biết-tuốt mọi câu trả lời, cảm thấy chẳng còn gì để khám phá.

6. Suy nghĩ cuối

Một con đường phổ biến khác là Learn – Unlearn – Relearn, nhưng mình nghĩ rằng sẽ có nhiều điều để nói, nên xin hẹn ở một bài viết khác.

Cuối cùng, mình có câu hỏi này muốn hỏi bạn:

Liệu có phải đại dương hiểu biết càng rộng lớn, ta lại càng cảm thấy rõ sự cô đơn?

đọc thấy hay? share ngay cho bạn bè cùng đọc

Nhận 5 bài viết hot nhất về Sáng tạo và Tư duy.

    và nhận thông báo khi có bài viết mới.

    Tiếp tục đọc

    Working

    January 22, 2024 - 15 phút đọc

    10 Mặt trái của việc phát triển thương hiệu cá nhân

    close-sound-svg
    heart-svg
    hand-svg
    eye-svg
    hit-left-svg
    hand.svg hand.svg
    oval-default oval-designing oval-writing
    loading

    to tell you a better story.
    I prefer you visit my site on
    the desktop.

    music brings emotion
    so turn it on for your best
    experience.

    having a great idea to share?

    or want to have a cup of coffee and chit chat, just drop me a message.

    drop me a message to

    I use cookies to ensure that I give you the best experience on my website. If you continue to use this site I will assume that you are happy with it.