I update my dribbble more frequently. Please go there to see more.

Bạn đang  đọc các blog của mình.  English version is on Medium
  • grid-interface
  • bullet-list

Living.

November 09, 2020 - 15 phút đọc

6 Nổi sợ phi lý đang làm ta chậm lại

Bạn có từng sợ chết? Lúc còn là 1 cậu bé 8 tuổi, mình đã từng rất sợ chết!

Hồi đấy, mẹ đi học nghiệp vụ ở Hà Nội nên mình ở với bà ngoại. Có vẻ như những bộ phim về ma quỷ lúc đó đã quá sức với tâm trí của 1 đứa trẻ, nhất là khi đêm về phải ngủ một mình, cứ nhắm mắt là cái viễn cảnh những con quái vật sẽ chui vô giường và bắt mình đi mất.

Không thể ngủ, khóc rất nhiều, viết đầy những trang vở “Con nhớ mẹ” như 1 nỗ lực đánh lừa tâm trí và làm cho nó mệt mỏi để chìm vào giấc ngủ.

Rồi cứ như vậy không biết từ khi nào, mình vượt qua được nổi sợ mạnh mẽ đầu tiên trong cuộc đời. Mình để ý là con người chúng ta trong quá trình trưởng thành đã bị ám ảnh bởi nhiều nỗi sợ hãi khác nhau.

  • Khi còn nhỏ thì sợ làm phật ý cha mẹ, sợ bị họ bỏ rơi, sợ không còn được yêu thương.
  • Khi vị thành niên chúng ta lại sợ không hòa nhập với bạn bè cùng lớp, sợ không có được điểm số cao ở trường.
  • Rồi tới lúc trưởng thành, ta lại lo kiếm sống, lo sự nghiệp, giữ gìn hạnh phúc gia đình, lo lắng cho sức khỏe, tình yêu…

Động vật ở tự nhiên cũng cảm thấy sợ hãi, nhưng sự khác biệt giữa chúng và con người đó là khả năng quên lãng, khi nguy hiểm qua đi chúng sẽ rủ bỏ sự sợ hãi và tiếp tục sống. Chúng ta thì khác, khi bản thân đã trải nghiệm qua các nỗi sợ, cho dù các nguyên nhân gây ra có biến mất, tận sâu trong nội tâm đã kịp ghi nhớ chúng và chờ tới 1 lúc nào đó lại trỗi dậy.

Ở chúng ta tồn tại 2 loại sợ hãi:

  • Sợ hãi thể chất – là những nổi sợ có thể ảnh hưởng lên sức khỏe như sợ bỏng, sợ chấn thương. Đây là sự sợ hãi giúp chúng ta sinh tồn.
  • Sợ hãi phi thể chất – là những nổi sợ chỉ tồn tại trong đầu chúng ta, như sợ nói trước đám đông, sợ thất bại…

Vấn đề là với sự phát triển ở xã hội ngày nay chúng ta không còn phải đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt như tổ tiên ngày xưa. Vì thế 99% nổi sợ mà chúng ta đang trải qua chính là nổi sợ phi thể chất.

Điều đáng nói là cái sự sợ hãi phi thể chất này không mãnh liệt, nhưng lại dai dẳng 1 cách lì lợm. Nó bóp méo cái cách chúng ta nhìn nhận cuộc sống, phóng đại các mối đe dọa, làm hạn chế tiềm năng và thiêu đốt năng lượng của chúng ta một cách âm thầm.

Nếu mình vẫn giữ mãi nổi sợ chết của cậu bé 8 tuổi ngày trước, mình sẽ bỏ qua cơ hội để trải nghiệm các trò chơi mạo hiểm và những bộ phim kinh dị cự kỳ thú vị. Có thể sẽ có một ngày, phiên bản mình 80 tuổi quay về quá khứ để mắng xối xả mình hiện tại 1 trận ra trò vì tội sợ chết.

Đây là danh sách 6 nổi sợ vô lý của chúng ta.

1. Sợ phải cô đơn

Sinh ra trong gia đình không được vẹn toàn, mình đã từng tưởng rằng một mình cũng ổn. Nhưng dù có tự lập như thế nào đi chăng nữa, mình cũng không thể chối bỏ cái tính chất xã hội đã tồn tại sẵn trong gien của con người trong nhiều thế kỷ qua. Sợ cô đơn!

Nó tranh thủ tấn công ngay khi mình cảm thấy bị bỏ rơi trong cuộc sống, lúc gia đình không ủng hộ, lúc chia tay người yêu, lúc không được hỗ trợ từ đồng nghiệp rồi thất bại… Nó như 1 cái hố đen ngòm che mờ chực chờ nuốt chửng, dẫn dắt mình tới những hành vi tệ hại với hy vọng chống lại nó rồi từ đó bắt đầu vòng lặp: cô đơn – hành vi sai trái – cảm thấy tội lỗi – cô đơn.

Điều đầu tiên để bắt đầu kiểm soát cảm xúc là hãy gọi tên nó, hãy dõng dạc nói lên thành tiếng: Tôi đang cảm thấy cô đơn!

Có người nói nếu chúng ta có thể học cách làm bạn với chính mình, chúng ta sẽ không còn cảm thấy cô đơn nữa. Mình có những buổi hẹn hò với chính mình, cư xử đúng như vậy: tắm rửa, mặc đồ, tới quán rượu, gọi nước, và tự nói chuyện với bản thân.

Mình học cách nhận biết những mối quan hệ độc hại, để dù có cảm thấy cô đơn mình cũng không đâm đầu vào chúng, bên cạnh đó cũng chủ động nói chuyện với những người tràn đầy năng lượng tích cực.

Và đôi khi, nói chuyện với người lạ về sự cô đơn của mình hay của họ cũng thật sự hiệu quả.

2. Sợ người bị khác ghét

Đây là nỗi sợ cộng sinh với sự cô đơn ở trước, với gốc rễ là mong muốn được mọi người chấp nhận. Có thể vì mình bị sự chi phối bởi nổi sợ phải ở một mình, bị kỳ thị là người miền Trung khi vừa vào Sài gòn, khiến cho mình từng muốn làm hài lòng nhiều người nhất có thể. Nhưng điều này lại làm mình cảm thấy mệt mỏi, và thường xuyên cảm thấy bị burn out.

Thỉnh thoảng, mình lại phải khoác lên một phiên bản không nguyên thủy chỉ để người khác thấy thích thú. Rồi tối về lại tự hỏi, nếu họ biết bản thể thật thì họ có còn thích mình nữa hay không?

Mình bắt đầu làm quen với việc từ chối những yêu cầu nằm xa ngoài khả năng của mình, hoặc người yêu cầu có thể làm được. Mình bắt đầu làm những việc mình thích, đúng với quan điểm sống của bản thân, và xem sự đánh giá từ người khác là 1 góc nhìn khác chứ không phải là sự thật.

Và mình tin, những người thích mình vì bản thể nguyên thủy thì đó sẽ là những mối quan hệ đáng để mình giữ gìn.

3. Sợ khác biệt

Hồi mới vào Sài Gòn, mình từng bị giáo viên môn nhạc không cho “nộp” bài tập về nhà – hát bài hát do học sinh tự viết lại lời theo 1 bài hát chọn sẵn. Với lý do giọng Huế nặng quá, hát không nghe gì, còn làm cô giáo mất cao độ của bài (1 lý do mà sau này mình biết là cực kì vô lý – mình bè trầm cũng được vậy). Rồi mỗi giờ ra chơi là những thời gian thử thách khi bị bạn bè trêu trọc, thậm chí còn bị đánh hội đồng.

Thế là, mình đã nghĩ khác biệt thật đáng ghét.

Thật là một đứa trẻ con.

be yourself because everyone else is taken

- Oscar Wilde

Hãy là mình, vì người khác thì đã có người khác làm rồi. Chẳng có gì phải tự ti khi mình khác biệt, hãy biến cái sự khác biệt trở thành một lợi thế cạnh tranh mà chỉ bạn mới có.

Mình lọc ra những thứ có thể làm mình tốt hơn, bỏ dần những việc có thể làm mình tệ đi. Và cứ thế, sống đúng với chính mình ngay tại đây, vào lúc này.

4. Sợ niềm tin sụp đổ

Niềm tin là thứ cung cấp cho chúng ta sức mạnh để theo đuổi nhưng mục tiêu không rõ ràng ở phía trước. Giây phút ai đó nói cho chúng ta biết rằng thứ mà mình vẫn nghĩ nó đúng lại không phải như vậy thường sẽ có 2 kịch bản xảy ra:

1 là ta sẽ điên cuồng tấn công họ để bảo vệ niềm tin.

2 là ta rơi vào tuyệt vọng cùng cực tạo cơ hội cho sự cô đơn trỗi dậy.

Trong bài viết “Điều gì tạo ra sự tự tin trong sáng tạo“, mình có nhắc tới khái niệm khi “Niềm tin bị bẻ gãy” và cách mình đã vượt qua nó.

Có thể nói ở thời điểm hiện tại, nổi sợ này không còn xuất hiện nhiều ở mình, vì bạn biết không mình bây giờ thậm chí còn không tin trái đất tròn hay phẳng nữa là.

Mình học cách điều chỉnh niềm tin dần theo những kiến thức chọn lọc, không mù quáng, không bảo thủ, nhưng luôn có chính kiến.

5. Sợ phải thay đổi

Giáo dục trong các gia đình Châu Á thường hướng con cái về sự ổn định, Xã hội xây dựng lộ trình cho các cá thể cũng nhắm tới sự ổn định này: còn đi học thì phải học giỏi, lớn đi làm thì phải có công việc ổn định, tới tuổi thì lập gia đình, có con, mua nhà, mua xe…

Lộ trình này nó ăn sâu vào tư tưởng, ban đầu chúng ta sẽ kháng cự 1 cách mạnh mẽ với tuổi trẻ và niềm tin vào bản thân. Rồi nhiều thứ không như kỳ vọng, lại cộng thêm sự tác động từ gia đình, bạn bè xung quanh tụi nó cũng thế khiến cho mình bắt đầu suy nghĩ lại. Thôi thì sống như vậy cũng vui mà có sao đâu, càng ổn định càng ít rủi ro.

Mình sợ phải thay đổi, vì mình không đoán được kết quả của sự thay đổi đó. Liệu nó có tốt hơn, hay nó sẽ tệ đi?

Nhưng sự thật là ở yên một chỗ rủi ro còn cao hơn là có sự thay đổi. Dù trong sự nghiệp hay chuyện tình cảm, chúng ta sẽ có nguy cơ bị tụt hậu nếu không tiếp tục tiến triển.

Dù biết là nếu không có mình, cuộc sống vẫn sẽ tiếp diễn, nhưng mình đã quyết định sẽ là nhân vật chính của bộ phim mang tên “Khi cuộc sống có mình”. Đồng thời sẽ kiêm luôn vai trò đạo diễn.

Việc mình cần làm sẽ là mài dũa tầm nhìn nhận ra các khả năng, tập trung năng lượng vào những thứ mà mình có thể kiểm soát. Thất bại hay thành công chỉ là những tập phim khác nhau, và dù kết quả có như thế nào – nó cũng là một kết thúc mở.

6. Sợ đối diện với sự thật

Sự thật ở đây, chính là những vấn đề thật sự chỉ ra sự tệ hại của mình. Nó tổn hại trực tiếp vào cái tôi, xúc phạm lòng tự ái và sự tự tin của mình.

Mình đã từng có chút nổi giận khi biết ở thế kỷ 16, người trong tôn giáo đã phớt lờ những phát hiện khoa học mới đi ngược lại với niềm tin của họ. Nhưng nghĩ lại, chính mình cũng đã từng có những khoảnh khắc như vậy.

Mình không thừa nhận là sự ẩu tả trong lúc làm thiết kế đã dẫn tới những lỗi sai ngớ ngẩn khi sản phẩm được lập trình.

Mình từng nghĩ rằng mình chỉ cần giỏi chuyên môn là đủ, không cần tới những kỹ năng khác, chỉ vì mình kém những kỹ năng đó.

Mình đau đớn khi mình sai, và luôn tìm cách tránh phải thừa nhận điều đó.

Sự thật là nó vẫn sẽ là sự thật, tồn tại ở đó dù mình có chọn nhìn nó ở góc nhìn khác. Việc này chỉ làm tổn hại bản thân vì tới một lúc nào đó, sự thật sẽ xuất hiện đầy đủ chính xác ngay trước mặt mình một cách xấu xí hơn. Như lúc nhỏ khi ta lỡ vô tình làm bể chiếc bình hoa yêu quý của mẹ, dù dấu nó đi thì vẫn sẽ có lúc bị phát hiện và ăn đòn.

Chọn cách nhìn vào sự thật ở góc độ khác chỉ là 1 sự trì hoãn, lãng phí thời gian. Vì thế, mình sẽ cố gắng đối diện với những sự thật khó chịu càng sớm càng tốt, chấp nhận nó như 1 tập phim, vượt qua nó và tiếp tục sống.

Hẳn là vẫn còn những nỗi sợ khác như: sợ bị phản bội, sợ thất bại, sợ làm sai… Nhưng mình tạm để ở đây những thứ mình ưu tiên vượt qua trong tập phim này của cuộc đời.

Thế còn bạn? Nổi sợ nào đang tồn tại trong sâu thẳm và bạn đang tìm cách để vượt qua nó?

đọc thấy hay? share ngay cho bạn bè cùng đọc

Nhận 5 bài viết hot nhất về Sáng tạo và Tư duy.

    và nhận thông báo khi có bài viết mới.

    Tiếp tục đọc

    Working

    January 22, 2024 - 15 phút đọc

    10 Mặt trái của việc phát triển thương hiệu cá nhân

    close-sound-svg
    heart-svg
    hand-svg
    eye-svg
    hit-left-svg
    hand.svg hand.svg
    oval-default oval-designing oval-writing
    loading

    to tell you a better story.
    I prefer you visit my site on
    the desktop.

    music brings emotion
    so turn it on for your best
    experience.

    having a great idea to share?

    or want to have a cup of coffee and chit chat, just drop me a message.

    drop me a message to

    I use cookies to ensure that I give you the best experience on my website. If you continue to use this site I will assume that you are happy with it.