to tell you a better story.
I prefer you visit
my site on
the desktop.
Problem Solving – Life and Design skill
Cho những bạn cảm thấy cuộc sống mình chỉ toàn là vấn đề, và tôi cũng thế!
Bản thân chúng ta luôn có 2 luồng suy nghĩ mâu thuẫn với cái cách mà cuộc sống đối xử với mình.
Nếu cuộc sống quá yên bình, ta cảm thấy mọi thứ thật tẻ nhạt – không giống như đang sống
Nếu quá nhiều khó khăn cần giải quyết, ta lại cảm thấy mệt mỏi – không giống như muốn sống
Khi bắt đầu với công việc là một nhà thiết kế sản phẩm, tôi thấy “Problem Solving” là một kỹ năng cực kỳ quan trọng để phát triển sự nghiệp. Rồi một ngày tôi nhận ra cuộc sống của mình vốn dĩ cũng là một “Product” mà để nó tốt hơn tôi cần phải liên tục giải quyết các vấn đề mà nó ném cho mình.
Lúc bấy giờ “Problem Solving” không chỉ là một kỹ năng công việc, mà nó còn là một kỹ năng sống cần ta cần phải quan tâm nếu muốn mọi thứ tốt đẹp hơn.
Problem Solving có 6 bước:
- Define the Problem
- Determine the Root Cause(s) of the Problem
- Develop Alternative Solutions
- Select a Solution
- Implement the Solution
- Evaluate the Outcome
Như trong cuốn sách “The design of everyday things” Don Norman nói:
Good designers never start by trying to solve the problem given to them: they start by trying to understand what the real issues are.
- Don Norman
Khi đối diện với “rắc rối”, điều quan trọng đầu tiên ta cần phải xác định vấn đề này là gì? Tôi sẽ lấy ví dụ nhanh về một thứ cứ tồn đọng mãi bao nhiêu năm nay của mình – “Dậy trễ giờ”
Step 1: Define the Problem, chúng ta sẽ xác định:
- Vấn đề: thức dậy trễ
- Ảnh hưởng: trễ giờ làm, thời gian của một ngày ngắn hơn, phải thức khuya hơn, không hoà nhập với cộng đồng
- Mong muốn: Dậy sớm hơn, nhiều thời gian hơn trong ngày cho thể thao, làm việc và gặp gỡ bạn bè.
Step 2: Determine the Root Cause, tôi sử dụng method 5 whys của Sakichi Toyoda:
- Tại sao tôi dậy trễ? Ans: Dù đã đặt báo thức, nhưng thường quá mệt để dạy được ngay lập tức
- Tại sao tôi mệt? Ans: Tối thường thức khuya
- Tại sao lại thức khuya? Ans: Làm việc và chơi game
- Tại sao không làm vào ban ngày? Ans: không đủ thời gian làm việc đó
- Tại sao ban ngày không đủ thời gian? Ans: không quản lý và sắp xếp thời gian hiệu quả, tâm lý trì hoãn để sau mới làm.
Như vậy, Root Cause của việc dậy trễ là do time management không hiệu quả, priority công việc chưa tốt và tâm lý trì hoãn.
Step 3: Develop Alternative Solutions
- Lên todo list hàng ngày và làm theo
- Set từng khoảng thời gian ngắn cho công việc việc: 10-12h sáng, 2-5h chiều, 9-11h tối
- Phạt bản thân mỗi khi chơi game, hay trì hoãn công việc phải làm
- Luôn nhắc nhở bản thân phải kỷ luật hơn nữa
- Nhờ bọn mèo nhắc nhở mình làm việc
Step 4: Select solution
- Nhờ bọn mèo nhắc nhở mình làm việc
Step 5: Implement the solution
- Nói chuyện với tụi nó về việc đó, cho tụi nó ăn cá và tôm thật ngon để trả công
Step 6: Evaluate the outcome
- Bọn nó không nhắc nên mình lại tiếp tục thức khuya và dậy trễ.
- Lesson learn: đừng tin bọn mèo và cần phải chọn giải pháp khác khả thi hơn.
Như vậy, sau khi kết thúc một quá trình nếu giải pháp không thể giải quyết vấn đề chúng ta gặp phải. Thì hãy quay lại step 3 và lựa chọn một giải pháp khác cho đến khi cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Trong lúc đó, hãy cố gắng loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực của bản thân. Một vị tôn giả của nhà phật là Shantideva đã từng nói:
If you can solve your problem, then what is the need of worrying? If you cannot solve it, then what is the use of worrying?
- Shantideva
Suy nghĩ tiêu cực là thứ vũ khí có thể đánh bại những chiến binh “Problem Solving” mạnh mẽ nhất. Nếu ngay từ khi bắt đầu đã nghĩ “Việc này không thể giải quyết”, thì não bộ sẽ chỉ tập trung tìm ra các lý do để khoái thác vấn đề, thay vì tìm ra giải pháp cho vấn đề.
Fear of failure là thứ đáng sợ nhất đối với tình thần cầu tiến của chúng ta. Thành công cần có thời gian vì nó là cả một quá trình, chúng ta chỉ có một thất bại duy nhất đó là bỏ cuộc.
Nếu cuộc đời là một bộ phim thì “vấn đề” sẽ là tên ác nhân hung hãn nhất. Nó luôn tiến hoá để trở nên mạnh hơn, sẵn sàng xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào để đánh bại nhân vật chính là chúng ta. Nếu muốn một happy ending, hãy học cách giải quyết vấn đề tốt hơn.
Một số bài đọc thêm để improve problem solving:
- https://hbr.org/2017/01/are-you-solving-the-right-problems?fbclid=IwAR2YkZ5ydpXbx8fULYuSbqtdD2tlWdQzaB0wIMI_YzkaIlZDvX6CzXz1BkI
- https://foldingburritos.com/articles/2016/02/22/moving-solutions-problems/?fbclid=IwAR2Bs1_o-AN0iy5TAKZOv-zsF-IWZc17zK_SSZjjqzN8OT7lfr0D6CSNN14
- https://uxdesign.cc/how-to-solve-problems-6bf14222e424?fbclid=IwAR3726bNh-9ko6VEZmUHSTujYnUdVDD0e2kPrFWY_tq00mpuvwqZhpHwiwE
- https://byrslf.co/life-lessons-on-problem-solving-5d2e7b720e99
đọc thấy hay? share ngay cho bạn bè cùng đọc