I update my dribbble more frequently. Please go there to see more.

Bạn đang  đọc các blog của mình.  English version is on Medium
  • grid-interface
  • bullet-list

Living.

June 14, 2020 - 10 phút đọc

7 bản thể khiến chúng ta tồi tệ đi

Tôi là người vô thần!

Mặc dù bên nội thì theo Phật, họ hàng bên ngoại thì Thiên Chúa. Từ nhỏ tôi cũng được gửi vào nhà dòng đối diện với trường tiểu học, cứ học xong là qua đó để mấy Sơ chăm non và dạy thêm. Thậm chí tôi từng trải nghiệm qua những khoảnh khắc cầu nguyện và vượt qua khó khăn hiện tại. Nhưng chả hiểu sao, càng lớn tôi càng không tin lắm những chuyện như vậy.

Vì không tin, nên tôi luôn tò mò tại sao những cái như  Tử vi, Cung Hoàng Đạo, v.v… nó lại nói đúng về chúng ta như vậy. Cho đến khi đọc về triết học gia Plato, người có thể là đầu tiên đã đưa ra khái niệm: Inner Archetypes – Nguyên mẫu nội tại.

Nói một cách dễ hiểu “Inner Archetypes” là những mẫu hành vi phổ biến nằm trong tiềm thức của con người. Điều đáng nói là nó ảnh hưởng tới 99% cách mà chúng ta sống hàng ngày.

  • Có những người buồn thì uống rượu, hoặc mua sắm.
  • Có những người thích giúp đỡ người khác bất cứ khi nào có khả năng.
  • Có những người luôn muốn đưa ra ý kiến với bất kỳ điều gì họ gặp phải.
  • Có những người luôn than thở, tỏ ra hoặc cho rằng mình là nạn nhân của mọi thứ xung quanh.

Và còn nhiều kiểu người khác nữa, tất cả đều bị ảnh hưởng bởi 1 “Inner Archetypes” nào đấy trong tiềm thức. Có khoảng hơn 300 Archetypes nếu các bạn quan tâm có thể xem ở đây.

Nhưng trong bài viết này, tôi chỉ dừng lại ở 7 dạng đang làm chúng ta tồi tệ hơn. Hy vọng, chúng sẽ giúp các bạn nhận ra mình đang bị ảnh hưởng bởi cái gì.

Bài viết được tham khảo từ: https://scottjeffrey.com/https://lonerwolf.com/

1. The Addict – Kẻ nghiện ngập

ban-the-nghien-ngap

Phổ biến: người nghiện công việc, nghiện rượu, nghiện cờ bạc,…

Chúng ta nghiện ngập nhiều thứ khác nhau, từ vật chất như: thuốc lá, bia, rượu, tiền bạc,… tới phi vật chất như: danh vọng, địa vị, sự nổi tiếng,… hay thậm chí là cảm xúc như: tình yêu, sự chấp thuận từ người khác, vui vẻ,…

“Sự nghiện ngập” khiến chúng ta cho rằng những thứ trên kia mới có thể làm ta hạnh phúc. Nó che mờ đi lý trí, trở thành nô lệ của bất cứ thứ gì hư ảo mà chúng ta theo đuổi.

Liệu việc mua sắm có giúp bạn hạnh phúc thật sự? Hay sau đó lại phải đau đầu với những hóa đơn quá sức với bản thân?

Thật khó để cưỡng lại những thứ khiến chúng ta vui vẻ, nhưng khi chúng ta nhận thức được hành vi này, chúng ta ít nhiều có thể chọn lựa được những thứ khác có ý nghĩa hơn với bản thân.

2. The Beggar – Kẻ ăn xin:

ban-the-an-xin

Phổ biến: yêu mù quáng, nhu nhược, thụ động trong công việc,…

Tôi rất ghét nguyên mẫu này của bản thân, vì tôi ghét việc phải lệ thuộc 1 thứ gì đó cho sự an toàn, hạnh phúc và phát triển của mình.

Nguyên mẫu này đẩy cao sự tự ti ở mỗi chúng ta với suy nghĩ: “Tôi sẽ không làm được điều này nếu thiếu sự giúp đỡ từ người khác” hay “Tôi sẽ không sống nổi nếu anh ấy không yêu tôi”.

Sự tự ti hay nỗi sợ chỉ xuất hiện khi chúng ta không tự tin với bản thân. Chỉ cần chúng ta tin rằng mình giàu có, thì sẽ luôn có thứ để chia sẻ. Mình mạnh mẽ thì sẽ có thể vượt qua mọi thứ.

3. The Fanatic – Người cuồng tín:

ban-the-cuong-tin

Phổ biến: người cầu toàn, hay lo lắng, niềm tin mù quáng,…

Giai đoạn đầu đi làm, tôi luôn là người cầu toàn tới nổi bị ám ảnh (1 bài viết trước đây). Sự ám ảnh này nghiêm trọng tới mức, mỗi khi xem design của mình được code tôi thường xuyên nổi giận đùng đùng và chê bai người dev.

Nó khiến chúng ta khao khát sự kiểm soát, tạo ra căng thẳng và bất hòa trong các mối quan hệ xung quanh.

Tuy nhiên, mặt tốt của nó cũng có thể tạo sự đam mê và nỗ lực. Vì thế, hãy nhận thức bản thể này của mình, hiểu được việc có những thứ không thể mãi mãi nằm trong sự kiểm soát của chúng ta. Học cách chấp nhận, nới lỏng bản thân để đỡ bị gò bó hơn trong cuộc sống.

4. The Judge – Người phán xét:

ban-the-phan-xet

Phổ biến: người thích chỉ trích, phê phán, kiểm tra,…

Bản năng tự nhiên của con người chính là phán xét. Việc sinh tồn khiến chúng ta luôn phải đánh giá tình huống để xác định xem có sự nguy hiểm hay không, chúng ta đánh giá đối phương để tìm ra bạn đời lý tưởng, đánh giá cơ hội để chọn lựa, đánh giá môi trường để gắn bó…

Tuy nhiên khi bản năng này mất cân bằng, nó sẽ khiến chúng ta quay cuồng trong việc phán xét người khác. Nhìn đâu cũng thấy lỗi lầm, sự tiêu cực, dè bỉu và lên án. Khiến cho nội tâm trở nên độc hại cho cả chính bản thân và những người xung quanh.

Hãy luôn để sự phán xét đi kèm với sự rộng lượng, đánh giá đi kèm với khách quan, trừng phạt đi kèm tha thứ.

5. The Martyr – Kẻ tử vì đạo:

ban-the-tu-vi-dao

Phổ biến: người luôn hy sinh vì người khác, luôn cho đi,…

Người như vậy thì có gì mà không tốt? Theo Adam Grant, tác giả của cuốn “Give and Take”, trong 1 tổ chức có 3 dạng: Người cho – Givers, Người nhận – Takers, Người dung hòa – Matchers. (Đọc thêm).

Điều không tốt ở đây là nếu chúng ta bị lấy đi quá nhiều, chúng ta sẽ dễ rớt vào trạng thái “burn out”. Và khi những thứ cho đi lại không được người khác đánh giá đúng, sẽ được công thêm cảm giác “thất vọng” – khiến cho chúng ta bị tổn thương sâu sắc.

Sự thật là, chúng ta không cần phải hy sinh quá nhiều cho người khác chỉ để cảm thấy mình xứng đáng được yêu thương hoặc công nhận. Như Mr Siro có nói: “Yêu đơn phương, cũng là yêu chỉ là không yêu chính mình”

6. Saboteur – Kẻ phá hoại:

ban-the-pha-hoai

Phổ biến: người luôn phá hoại công việc của người khác, tự làm đau bản thân mình…

Đây cũng là tự nhiên, một thứ mất đi thì mới có cơ hội mới xuất hiện. Tuy nhiên, khi chúng ta bị tổn thương sâu sắc, mang đầy thù hận và phẫn nộ, bản thể phá hoại sẽ xuất hiện thúc đẩy chúng ta phải hành động. Làm bất cứ điều gì đó để đối phương hay chính bản thân mình bị trừng phạt.

“Nếu anh ấy không yêu mình, thì anh ấy cũng không được yêu ai” “Nếu công ty không tốt với mình, thì mình sẽ đi bêu rếu công ty” “Mình thật tồi tệ, mình không nên tồn tại trên cõi đời này”

Không cần phải kiềm nén sự phá hoại, nhưng hãy bộc phát nó một cách có kiểm soát. Đấm vào bao cát, đập vỡ những cái chén, đến một nơi nào đó hét thật to, trừng phạt bản thân bằng cách nghỉ mua sắm trong 3 tháng.

7. The Victim – Nạn nhân:

ban-the-nan-nhan

Phổ biến: người luôn đổ thừa hoàn cảnh, tỏ ra yếu đuối và thiệt thòi,…

Hình mẫu này sẽ khiến vết thương trầm trọng hơn, thậm chí là làm tê liệt ý chí của chúng ta. Luôn tìm một lý do khách quan để biện minh cho những yếu kém của bản thân, luôn nghĩ rằng mình xui xẻo mới bị vào tình huống như thế. Những suy nghĩ như vậy sẽ khiến chúng ta lụn bại, thui chột và không thể phát triển.

Trước tiên, hãy kiên cường hơn. Ngừng đổ lỗi cho người khác hay hoàn cảnh. Và luôn sẵn sàng tâm thế của 1 chiến binh

đọc thấy hay? share ngay cho bạn bè cùng đọc

Nhận 5 bài viết hot nhất về Sáng tạo và Tư duy.

    và nhận thông báo khi có bài viết mới.

    Tiếp tục đọc

    Working

    January 22, 2024 - 15 phút đọc

    10 Mặt trái của việc phát triển thương hiệu cá nhân

    close-sound-svg
    heart-svg
    hand-svg
    eye-svg
    hit-left-svg
    hand.svg hand.svg
    oval-default oval-designing oval-writing
    loading

    to tell you a better story.
    I prefer you visit my site on
    the desktop.

    music brings emotion
    so turn it on for your best
    experience.

    having a great idea to share?

    or want to have a cup of coffee and chit chat, just drop me a message.

    drop me a message to

    I use cookies to ensure that I give you the best experience on my website. If you continue to use this site I will assume that you are happy with it.